Theo thống kê từ bệnh viện phụ sản, chỉ có khoảng 5% phụ nữ sinh đúng vào ngày dự sinh đã được dự báo trước đó. Còn lại 95% là sinh trước hoặc sau ngày dự sinh. Có khá nhiều mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 41 mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Vậy hiện tượng này là như thế nào? Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ liệu có nguy hiểm không, có nên lo lắng hay không?
Vì sao thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ?
Thai 41 tuần được gọi là thai già tháng, hiện tượng chưa chuyển dạ ở thai già tháng có thể kể đến các nguyên nhân sau:
– Do sai lệch thông tin: nếu mẹ cung cấp thông tin ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối bị sai thì bác sĩ cũng sẽ dựa vào đó mà phán đoán sai ngày dự sinh bé. Vấn đề này thường gặp ở các mẹ ít để ý đến chu kỳ kinh nguyệt. Với cuộc sống bận rộn hiện nay thì điều này rất dễ xảy đến.
– Khám thai quá muộn: nếu mẹ bầu phát hiện có thai quá trễ, khoảng sau 3 tháng mới phát hiện và đi khám thai thì khả năng dự báo sai ngày dự sinh là rất cao
– Những bất thường của thai nhi: ngoài 2 nguyên nhân sai lệch do dự báo ngày dự sinh không chuẩn thì việc thiếu hụt enzyme ở nhau thai, dây rốn ngắn, ngôi thai không thuận, hàm lượng nội tiết tố ở tuyến giáp thấp, … cũng là nguyên nhân dẫn đến việc 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, có đến 95% mẹ bầu sinh em bé lệch với ngày dự sinh nên chuyện thai già là không hiếm gặp và cũng không nguy hiểm, mẹ không cần quá lo lắng. Nếu như mẹ vẫn cảm thấy quá lo lắng, không an tâm với tình trạng 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ này thì mẹ có thể đến khám bác sĩ để được khám cụ thể hơn về tình trạng bánh nhau, thai nhi và dây rốn. Nếu mọi kết quả kiểm tra đều bình thường, tình trạng bánh nhau chưa bị xơ hóa thì mẹ vẫn cứ yên tâm, đơn giản là bé chưa muốn chui ra khỏi bụng mẹ thôi.
Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạTrường hợp các mẹ vẫn muốn được các bác sĩ chăm sóc cho an tâm hơn thì có thể nằm lại theo dõi tại bệnh viện để được kiểm tra tình trạng bánh nhau hàng ngày.
>>> Có thể bạn quan tâm: Điều gì xảy ra khi cơn chuyển dạ sanh con bắt đầu?
10 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh chuẩn nhất
Đến tuần thai thứ 41 là mẹ đã cận kề ngày sinh lắm rồi, bé có thể đòi ra ngoài bất kỳ lúc nào. Vậy nên mẹ cần chú ý 10 dấu hiệu chuyển dạ dưới đây nhé!
– Bụng bầu tụt xuống: khoảng 1 vài tuần trước sinh mẹ đã bắt đầu có dấu hiệu này rồi nhưng đến tuần thai thứ 41 thì bụng bầu sa xuống càng thấp. Tuy nhiên với mẹ sinh con dạ thì cảm giác thai tụt xuống không rõ ràng lắm, có thể mẹ sẽ chỉ cảm nhận được vào lúc cận kề sinh bé
– Mở cổ tử cung: trong vài tuần hoặc chỉ là vài ngày trước sinh thì cổ tử cung bắt đầu mở rộng và mỏng hơn. Tốc độ mở cổ tử cung của mỗi người là khác nhau
– Chuột rút và đau lưng nhiều: giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận việc chuột rút và đau lưng nhiều hơn những giai đoạn trước đó. Đặc biệt với các mẹ lần đầu sinh con thì cảm nhận rõ rệt hơn, lúc này vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé chào đời.
– Các khớp giãn ra: trong suốt thời gian mang thai, dây chằng các khớp sẽ giãn ra và trở lên mềm hơn. Đến gần ngày sinh mẹ sẽ cảm nhận điều này rất rõ ràng, để cho xương chậu có thể dễ dàng di chuyển nhất trong ngày sinh bé thì các khớp liên quan cũng cần điều chỉnh cho linh hoạt
– Các cơn co thắt chuyển dạ: đây là dấu hiệu chuyển dạ đẻ rõ ràng nhất mà mẹ thấy được. Cơn co thắt tử cung này đôi khi mẹ vẫn cảm nhận được trong thai kỳ nhưng tần suất thưa thớt và không đều, đây được gọi là cơn gò Braxton Hicks hay là các cơn chuyển dạ giả. Còn với cơn đau chuyển dạ thật thì đau mạnh mẽ hơn và sẽ không thuyên giảm dù mẹ đã đổi nhiều tư thế. Cứ khoảng 5 – 7 phút sẽ xuất hiện một cơn đau dài từ 30s đến 1 phút. Mẹ sẽ có cảm giác đau đến lạnh người thậm chí là run rẩy như vào mùa đông. Nắm vững đau chuyển dạ kéo dài trong bao lâu để biết chính xác mình sắp sinh chưa mẹ nhé.
– Dịch nhầy cổ tử cung: đến tuần thai thứ 37, nút nhầy cổ tử cung đã bắt đầu bong ra để chuẩn bị dọn đường cho bé ra ngoài vậy nên sau tuần thai thứ 37, dịch nhầy cổ tử cung sẽ ra nhiều hơn và nhớt hơn. Ở giai đoạn cuối thai kỳ nếu mẹ thấy có dấu hiệu ra dịch nhầy kèm máu thì nên đến bệnh việ ngay lập tức. Đây được xem là dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm.
– Tiêu chảy: không hẳn mẹ nào cũng gặp vấn đề này trước khi sinh nhưng đây lại là 1 trong 10 dấu hiệu chuyển dạ cần lưu tâm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các hormone được tạo ra nhằm tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé có thể kích thích ruột của mẹ hoạt động thường xuyên hơn.
– Cân nặng chững lại hoặc giảm cân: tuần cuối thai kỳ việc chững lại không tăng cân là hoàn toàn bình thường. Thậm chí có những mẹ còn giảm cân. Nguyên nhân của vấn đề cân nặng này là do lượng nước ối trong bụng của mẹ giảm đi nên cân nặng của mẹ không như những tuần thai trước đó nữa.
– Mệt mỏi và muốn ngủ nhiều: bụng bầu càng lớn thì việc chèn ép bàng quang càng lớn. Mẹ bầu thường xuyên tiểu đêm cũng xuất phát từ nguyên nhân trên. Càng về cuối thai kỳ, cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi càng bao vây lấy mẹ bầu.
– Vỡ nước ối: chỉ có 8 – 10% phụ nữ vỡ ối trước khi sinh, tùy vào mỗi người mà lượng nước ối là nhiều hay ít. Vậy nên khi có triệu chứng vỡ ối thì đây là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh rất rõ ràng, mẹ cần tới bệnh viện ngay
Giải đáp thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ trên đây của blogmebimsua hy vọng giải tỏa được những lo lắng thường trực của mẹ bầu khi 41 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu “vượt cạn” sinh con.
>>> Tin liên quan: