Điều gì xảy ra khi cơn chuyển dạ sanh con bắt đầu?

0
949

Đau chuyển dạ sanh con thường xảy ra khi bà bầu cảm nhận những cơn đau bụng xuất phát từ vị trí tử cung, lúc đầu chỉ đau nhẹ từng cơn sau đó cơn đau ngày càng tăng dần và đều đặn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thấy đau thắt ở tử cung nhưng không chắc đã là đau chuyển dạ thật. Vậy làm thế nào để nhận biết được đâu mới là dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện? Cùng blogmebimsua.com tìm hiểu nhé.

Dấu hiệu đau bụng chuyển dạ

Khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu đau chuyển dạ sinh con, phần cổ tử cung sẽ bắt đầu mở rộng ra, đồng thời các cơ ở tử cung bắt đầu co thắt hay còn gọi là các cơn gò tử cung. Phần bụng trở nên cưng cứng mỗi khi cơn co thắt xảy ra. Xen kẽ các cơn co thắt là lúc tử cung được thư giãn và trở nên mềm mại hơn. Em bé trong bụng mẹ sẽ từ từ di chuyển từ khi bắt đầu đau chuyển dạ và suốt khoảng thời gian đầu tiên khi mẹ bầu chuyển dạ.

Điều gì xảy ra khi cơn chuyển dạ sanh con bắt đầu?Bên cạnh các cơn gò tử cung, mẹ có thể xem xét các dấu hiệu trong bảng sau đây cũng để báo hiệu cơn chuyển dạ sắp bắt đầu. Bạn có thể không nhận ra được những biểu hiện này trước khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện:

Dấu hiệu Nguyên nhân Thời điểm xảy ra
Tăng tiết dịch âm đạo (dịch âm đạo trong suốt, màu hồng nhẹ, hoặc có lẫn chút máu) Sự sa bụng: Bụng bầu tụt xuống thấp. Lúc này, đầu em bé (hay ngôi thai) đã di chuyển sâu vào trong vùng khung xương chậu của người mẹ Từ vài tuần đến vài giờ trước khi cơn chuyển dạ thật sự bắt đầu
Tăng tiết dịch âm đạo (tính chất dịch trong suốt, màu hồng nhẹ, hoặc có lẫn chút máu) Dấu hiệu mất nút nhầy tử cung: Một nút nhầy được tích lũy ở cổ tử cung trong suốt quá trình mang thai. Gần đến lúc chuyển dạ, nút nhầy này được thải ra vì cổ tử cung trở nên mềm mỏng hơn và giãn rộng ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Lúc này, nút nhầy cổ tử cung sẽ bị rơi ra, tụt xuống âm đạo và dễ dàng được đào thải ra ngoài. Vài ngày trước khi chuyển dạ bắt đầu hoặc khi bắt đầu chuyển dạ

Chuyển dạ giả là gì?

Trên thực tế, như đã nói ở trên khi xuất hiện các cơn gò tử cung thì cũng chưa thể chắc chắn cơn chuyển dạ bắt đầu. Tử cung vẫn có thể co thắt và giãn nở nhiều lần trước khi bắt đầu chuyển dạ “thật”. Những cơn co thắt bất thường hay xảy ra này được gọi là chuyển dạ giả, cơn gò sinh lý hoặc cơn gò Braxton Hicks. Đây là dấu hiệu bình thường, không có gì đáng ngại ở các bà bầu nhưng đôi khi có thể gây ra nhiều đau đớn, làm các mẹ lo lắng và gấp gáp nhập viện ngay. Chuyển dạ giả có tần suất xuất hiện nhiều hơn vào cuối ngày.

So sánh chuyển giả dạ và chuyển dạ thật

Hầu hết các cơn chuyển dạ đều gây ra những cơn đau chuyển dạ nhưng chuyển dạ giả thường ít hơn và không quá nặng nề như chuyển dạ thật. Trong một số trường hợp xuất hiện đau bụng chuyển dạ, cách hữu hiệu nhất để nhận ra sự khác biệt là đến thăm khám ở bác sĩ âm đạo, xác định những thay đổi đang diễn ra trong cổ tử cung, sự xuất hiện của dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện.

Thời gian giữa các cơn đau co thắt là yếu tố chính để xác định trạng thái đau chuyển dạ là thật hay giả. Lưu ý thời gian này được xác định từ lúc bà bầu xuất hiện cơn đau cho đến khi xuất hiện cơn đau tiếp theo. Theo dõi các kết quả xảy ra trong vòng một giờ. Đối với các cơn đau nhẹ, khó có thể xác định được thời gian chính xác. Một số khác biệt giữa chuyển dạ thật và giả sẽ được liệt kê qua bảng sau:

Tiêu chí so sánh Chuyển dạ giả Chuyển dạ thật
Thời gian xuất hiện giữa các cơn đau chuyển dạ Thường không đều và cách xa nhau (còn được gọi là cơn gò tử cung, cơn gò sinh lý, hay cơn gò Braxton Hicks). Xảy ra thường xuyên và càng lúc xuất hiện càng gần nhau. Mỗi lần đau chuyển dạ thật kéo dài khoảng 30 – 70 giây.
Sự gia giảm khi di chuyển Các cơn gò sinh lý thường gia giảm khi bạn đi bộ nhẹ nhàng hoặc nghỉ ngơi, thậm chí có thể biến mất khi di chuyển. Các cơn đau chuyển dạ thật không thể suy giảm khi sản phụ di chuyển
Mức độ đau Đa phần là đau nhẹ và không thấy đau nặng hơn (có thể nặng sau đó nhẹ đi) Đau càng lúc càng nặng theo thời gian, không có dấu hiệu giảm nhẹ
Vị trí đau Thường chỉ cảm thấy ở phía trước. Thường bắt đầu đau từ phía sau và di chuyển dần về phía trước.

Đau chuyển dạ sau bao lâu thì sinh?

Câu hỏi chung của các mẹ bầu khi mang thai đến tam cá nguyệt cuối cùng đó là “Đau chuyển dạ bao lâu thì sinh?”, “làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ?“. Đau chuyển dạ chính là biểu hiện đầu tiên báo hiệu ngày sinh của mẹ đang gần kề. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cơ tử cung co giãn liên tục để mở rộng dần cổ tử cung, tạo điều kiện cho em bé có thể chui lọt ra ngoài khi sinh. Quá trình cổ tử cung mở rộng ra kèm theo đó là hàng loạt các cơn đau do co thắt tử cung và được chia làm 2 pha:

Pha tiềm tàng

Pha tiềm tàng (được xác định là thời gian trước khi kích thước cổ tử cung mở rộng ra đến 6cm)

Pha tích cực (khoảng thời gian từ lúc cổ tử cung mở rộng từ 6cm cho đến kích thước tối đa khoảng độ 10cm).

Điều gì xảy ra khi cơn chuyển dạ sanh con bắt đầu?

Thời gian của pha tiềm tàng khó có thể dự đoán trước được. Đau chuyển dạ bao lâu thì sinh còn do cơ địa của mỗi bà bầu, tiền sử mang thai trước đó và cả những yếu tố liên quan khác. Đối với những mẹ mang thai và sinh con lần đầu, thời gian trung bình thường rơi vào khoảng vài giờ đến vài ngày. Còn với những mẹ đã sinh con trước đó, pha tiềm tàng thường sẽ ngắn hơn. Bạn sẽ được các bác sĩ hướng dẫn cụ thể các dấu hiệu chuyển dạ khi nào cần nhập viện. Nếu có hiện tượng vỡ nước ối hoặc âm đạo ra máu nhiều bất thường thì sản phụ cần phải nhập viện ngay lập tức.

Pha tích cực

Đây là lúc các sản phụ cần nhập viện ngay lập tức để được theo dõi. Các cơn đau chuyển dạ càng lúc càng xảy ra thường xuyên và trở nên nặng nề hơn. Thai phụ có thể bị chuột rút và có cảm giác buồn nôn. Trong pha này, nước ối nhanh chóng bị phá vỡ và cảm thấy áp lực ngày càng đè nặng lên phần lưng. Bác sĩ và các nữ hộ sinh sẽ hỗ trợ bạn trong suốt quá trình này.

Điều gì xảy ra khi cơn chuyển dạ sanh con bắt đầu?

Bạn có thể cần đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần nếu cảm giác không chịu nổi các cơn đau chuyển dạ kéo dài. Giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng từ 4 – 8 giờ. Trung bình mỗi giờ, phần cổ tử cung sẽ giãn thêm ra 1cm, tiếp tục như thế cho đến khi thai phụ thật sự có thể rặn đẻ.

Đối với tất cả mẹ bầu, để vượt cạn thành công phải trải qua quá trình chuyển dạ với các cơn đau thắt tử cung và rặn đẻ thì không thể nào quên được. Tuy nhiên, chỉ cần cố gắng một chút thôi là hạnh phúc vỡ òa khi thấy được con mình được chào đời trọn vẹn.

>>> Bài viết liên quan khác: