Chuyển dạ khi nào cần đến bệnh viện – dấu hiệu sắp sinh thực sự

0
1043

Trong suốt giai đoạn mang thai đặc biệt là những tuần cuối thai kỳ, dấu hiệu chuyển dạ giả liên tục xuất hiện. Vậy làm sao biết được chuyển dạ khi nào cần đến bệnh viện? Đặc biệt là với các mẹ mang thai con so thì rất khó để phân biệt cơn chuyển dạ giả và dấu hiệu chuyển dạ thật. Nếu mẹ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì được coi là dấu hiệu chuyển dạ cần đến bệnh viện, mẹ cần gấp rút xách đồ đến viện chờ sinh ngay nhé!

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh nhưng chưa cần đến bệnh viện

Khoảng 3 – 4 tuần trước sinh mẹ có thể sẽ gặp rất nhiều dấu hiệu chuyển dạ đẻ nhưng không phải dấu hiệu nào cũng cần phải đến bệnh viện. Những dấu hiệu chuyển dạ trước khi sinh dưới đây mẹ chưa cần vội đến bệnh viện.

– Các cơn co thắt: các cơn co thắt xuất hiện vào 3 đến 4 tuần trước khi sinh được gọi là các cơn gò Braxton Hicks hay các cơn chuyển dạ giả. Cơn cơn co này thường nhẹ và ở phía bụng trước, nếu mẹ thay đổi tư thế nằm sẽ khiến cảm giác đau bị mất đi. Cơn đau này thường đến bất chợt, không có chu kỳ và cũng không gần nhau. Đến khoảng 2 tuần trước ngày sinh, các cơn co sẽ xuất hiện nhiều hơn, cứ khoảng 10 – 20 phút sẽ xuất hiện 1 lần và thường gặp nhất ở các bà mẹ sinh con rạ. Tuy nhiên đây vẫn là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, chưa thể sinh ngay nên mẹ chưa cần vội đến bệnh viện.

chuyển dạ khi nào cần đến bệnh viện
Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

– Bụng bầu sa xuống: cảm giác bụng bầu tụt hẳn xuống và nhất là ở các mẹ mới mang thai lần đầu thì cảm nhận sẽ rõ ràng hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường, cận ngày sinh, bé sẽ di chuyển xuống phía dưới để sẵn sàng cho ngày vượt cạn

– Cổ tử cung mở: việc mở cổ tử cung là điều bắt buộc trước khi sinh nhưng giai đoạn trước ngày sinh thì cổ tử cung của mẹ cũng đã bắt đầu mở rồi. Để có thể sinh bé, tử cung phải mở 10 phân thì mẹ mới sẵn sàng cho bé ra ngoài còn với trường hợp mở 7 – 9 phân thì bé vẫn ra ngoài khó khăn

– Dịch nhầy cổ tử cung ra nhiều: vì cuối thai kỳ, nút nhầy ở cổ tử cung đã bắt đầu bong ra, nhường lối cho bé chuẩn bị ra ngoài. Việc mất đi nút nhầy tử cung khiến cho dịch ra nhiều và nhớt hơn

– Chuột rút, đau lưng, tiểu đêm thường xuyên: đây là 3 dấu hiệu cho thấy mẹ đang ở trong giai đoạn cuối thai kỳ và chuẩn bị đến ngày sinh bé. Càng vào giai đoạn cuối, các vùng xương, khớp càng trở lên linh hoạt và nhất là vùng xương chậu. Bụng bầu to sẽ chèn ép bàng quang làm cho mẹ cảm thấy cực kỳ buồn “tè” nhất là vào ban đêm khi mẹ nằm xuống

>>> Có thể bạn quan tâm: Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nên lo lắng

Dấu hiệu chuyển dạ cần đến bệnh viện

Khi mẹ thấy có các triệu chứng dưới đây mẹ cần thu dọn đồ đạc và xách giỏ đồ đến bệnh viện ngay lập tức. Dấu hiệu chuyển dạ nên nhập viện:

– Cơn co thắt chuyển dạ thật: khác với cơn gò chuyển dạ giả, cơn co thắt chuyển dạ thật thường đến có chu kỳ, cứ 10 đến 20 phút sẽ lại xuất hiện 1 lần và mỗi lần sẽ kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút. Khi có dấu hiệu đau chuyển dạ kéo dài này nghĩa là bạn sẽ sinh em bé trong vài giờ hoặc cùng lắm là trong 1 ngày tới. Cần nhanh chóng đến bệnh viện để đón bé. 

chuyển dạ khi nào cần đến bệnh viện
Chuyển dạ khi nào cần đến bệnh viện

– Ra máu âm đạo: dù ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, khi xuất hiện triệu chứng ra máu âm đạo, mẹ bầu cần đến bác sĩ luôn. Nếu là trong 3 tháng đầu xuất hiện máu âm đạo thì rất có thể là dấu hiệu dọa xảy. Nếu là trong 3 tháng cuối thai kỳ thì có thể là dấu hiệu sinh non

– Ra nước ối: nếu mẹ bầu cảm thấy dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn bình thường và như nước, ồ ạt hoặc rỉ rả, có mùi tanh nồng và hơi nhớt thì đây chính là hiện tượng rỉ nước ối. Nếu không kịp thời phát hiện, việc chảy nước ối trước sinh kéo dài trong 6 giờ sẽ gây nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và con kèm theo nguy cơ sinh non, sa dây rau

– Thai nhi không cử động hoặc ít cử động: thai nhi hoạt động rất rõ rệt để mẹ cảm nhận được là từ khoảng tuần thứ 16 đối với con rạ và tuần thứ 22 đối với con so, mẹ sẽ thấy con đạp chân, đấm, đá và còn cả nhào lộn. Đây là dấu hiệu cho thấy bé vẫn đang ổn trong bụng mẹ. Đến những ngày cận sinh, bé sẽ không còn nhào lộn được nữa vì kích thước đã quá lớn nhưng vẫn sẽ hoạt động tay chân bình thường. Nếu đột nhiên mẹ cảm nhận thấy bé cử động ít hơn bình thường hoặc không cử động thì nên đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng này ngay.

Khi có những dấu hiệu chuyển dạ trước sinh như blogmebimsua đã nêu trên, mẹ nên chuẩn bị sẵn đồ đạc để đợi cơn chuyển dạ thật xuất hiện là đến bệnh viện. Việc đau chuyển dạ trong bao lâu thì sinh sẽ phụ thuộc vào độ mở tử cung của mỗi người. Có mẹ cần từ 4 – 8 tiếng để sinh bé, có mẹ cần nhiều hơn 1 ngày và có mẹ cần phải rạch tầng môn sinh để bé ra ngoài thuận lợi hơn

>>> Tin liên quan: