Đau chuyển dạ kéo dài trong bao lâu?

0
1134

Đau chuyển dạ sinh con kéo dài trong bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do cơ địa từng mẹ, sinh con so hay sinh con rạ…Chính vì thế, có những mẹ trải quan quá trình chuyển dạ sinh rất nhanh, có những mẹ mất tới tháng trời. Vậy đau chuyển dạ trong bao lâu hãy cùng blogmebimsua.com đi tìm hiểu nhé.

Quá trình chuyển dạ bình thường

Đau chuyển dạ trong bao lâu?

Thời gian chuyển dạ ở phụ nữ sinh con so thường lâu hơn so với con rạ, khoảng 12 – 18 giờ cho một quá trình chuyển dạ. Thời gian đau chuyển dạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Đau chuyển dạ kéo dài trong bao lâu?

  • Với các mẹ đã từng sinh con, thời gian chuyển dạ ngắn hơn, với con ra chỉ mất khoảng 8 – 12 giờ.
  • Tùy thuộc vào cơ thể mẹ có thể đứng hay đi lại được trong lúc chuyển dạ
  • Cổ tử cung của các mẹ được mở ra như thế nào.
  • Mức độ đau của các cơn gò tử cung
  • Bạn có sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng
  • Tư thế của thai nhi
  • Mức độ bình tĩnh của các mẹ – việc thả lỏng cơ thể, biết cách điều hòa cơ thể khoa học có thể giúp các mẹ rút ngắn thời gian chuyển dạ.

Tiền chuyển dạ là diễn ra trước khi chuyển dạ thực sự, có thể kéo dài một vài tuần. Thai phụ có thể nhận biết được nếu gặp các triệu chứng như: tiểu nhiều lần, tăng dịch tiết âm đạo, cơn co thắt ở gò tử cung đến chậm và thưa, cường độ nhẹ và có thể làm hết đau nhanh chóng. Ngoài ra, thai phụ còn có thể cảm thấy đau nhức ở các khớp vùng chậu.

Chuyển dạ giả

Với các mẹ sắp sinh con, nhất là sinh con đầu lòng cần biết cách phân biệt được chuyển dạ giả và chuyển dạ thật. Không giống với chuyển dạ thật, chuyển dạ giả có thể: 

Đau chuyển dạ kéo dài trong bao lâu?

  • Đau một cách dữ dội hoặc nhẹ, thường xuất hiện ở vùng phía trước bụng và vùng xương chậu
  • Xuất hiện đột ngột rồi biến mất, ngắt quãng, không mạnh lên theo thời gian và dễ dàng biến mất.
  • Có thể giảm khi thay đổi tư thế.
  • Không làm cổ tử cung xóa mở.

Dấu hiệu chuyển dạ thật

Nếu bạn đã đọc bài “10 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con sớm và chuẩn nhất” của chúng tôi thì chắc các bạn đã nắm được chuyển dạ thật có những dấu hiệu như thế nào. Ở đây chúng tôi sẽ nói tóm gọn những dấu hiệu quan trọng nhất nhé, và bạn cần có ít nhất 3 trong 5 dấu hiệu mới chính xác được:

  • Đau bụng từng cơn tăng dần.
  • Ra dịch nhầy hồng âm đạo.
  • Có sự thay đổi ở ổ tử cung (cổ tử cung xóa và mở).
  • Đầu ối được thành lập.
  • Có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung.
  • Bà bầu
  • Đau bụng từng cơn tăng dần, ở thời gian ngắn chỉ 5-7 phút là một dấu hiệu chuyển dạ sinh con ở mẹ

Chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài là gì?

Chuyển dạ kéo dài là tình trạng em bé sinh ra muộn hơn sau 20h kể từ khi có những cơn co thắt tử cung. Hiểu đơn giản là quá trình chuyển dạ sinh con kéo dài hơn bình thường. Bình thường với những sản phụ có thời gian chuyển dạ từ 18 đến 24 tiếng được coi là chuyển dạ kéo dài.

Nguyên nhân của hiện tượng chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài ở thai phụ sẽ dễ dàng xảy ra nếu: 

Đau chuyển dạ kéo dài trong bao lâu?

  • Thai nhi trong bụng mẹ quá to và không thể chui qua âm đạo.
  • Em bé ở tư thế khác thường. Đúng tư thế thì đầu em bé ra trước và quay mặt về phía lưng mẹ.
  • Đường âm đạo quá nhỏ, bé không thể nào chui lọt.
  • Các cơn co tử cung quá yếu.

Điều gì xảy ra khi chuyển dạ kéo dài

Đau chuyển dạ quá lâu cũng làm tăng khả năng sinh mổ, đồng thời gây ra các nguy cơ cho cả mẹ và bé như:

  • Gây thiếu oxy, bé trong tử cung có thể bị ngạt nếu không ra ngoài sớm
  • Nhịp tim thai bất thường
  • Sinh ra các chất bất thường trong nước ối
  • Nhiễm trùng tử cung và đường sinh sản.

Làm thế nào khi chuyển dạ kéo dài?

Các bác sĩ sẽ xem xét tình hình để biết bạn có đang chuyển dạ kéo dài hay không và nếu có sẽ tiến hành kiểm tra:

  • Tần suất diễn ra các cơn co thắt
  • Mức độ co thắt.
  • Đo tim thai bằng máy theo dõi điện tử.
  • Ngoài ra, thai phụ có thể được đặt một ống ống trong cổ tử cung, cạnh em bé, còn gọi là Intrauterine Pressure Catheter Placement. Ống nhỏ này sẽ giúp bác sĩ theo dõi các cường độ co thắt và thời điểm để hỗ trợ thai phụ sinh con kịp thời.

Trong trường hợp chuyển dạ kéo dài, thai phụ nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Có thể uống thuốc giảm đau theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc thay đổi tư thế nằm để đỡ đau hơn.

Đau chuyển dạ kéo dài trong bao lâu?

>>> Xem thêm: 5 điều mẹ bầu nên làm khi có dấu hiệu chuyển dạ

Các theo dõi, kiểm tra thường xuyên của các bác sĩ hết sức quan trọng để tư vấn các biện pháp điều trị cho mẹ và bé lựa chọn:

  • Nếu em bé đã xuống âm đạo, thì các bác sĩ có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như  forcep hoặc giác hút để có thể đưa em bé ra khỏi âm đạo.
  • Trường hợp các cơn co tử cung yếu, bác sĩ có thể hỗ trợ mẹ bằng cách tiêm oxytocin để tăng tốc độ và cường độ của các cơn co thắt. Nếu các cơn co vẫn không đủ mạnh để thúc quá trình chuyển dạ diễn ra, bác sĩ sẽ tiến hành sinh mổ.
  • Nếu thai nhi quá to so với mẹ hoặc bé có thể gặp nguy hiểm nào đó phải sinh gấp, thì thai phụ cũng sẽ phải sinh mổ.

Như vậy, qua bài viết trên bạn đã biết đau chuyển dạ kéo dài trong bao lâu. Ai ai cũng muốn mình sẽ chuyển dạ và sinh con nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu chuyển dạ kéo dài ( tức quá 18h) thì mẹ cũng hết sức bình tĩnh, các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp trong những lúc cấp bách nhất. Chúc các bạn vượt cạn thành công.

>>> Tin liên quan: