[Thắc Mắc] Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

0
1655

Cổ tử cung mở chính là một trong những dấu hiệu rõ nét cho thấy bạn nên chuẩn bị tinh thần cho cuộc vượt cạn sắp tới. Tuy nhiên, một số trường hợp cổ tử cung mở nhưng không đau bụng khiến mẹ vô cùng lo lắng, bất an. Vậy tại sao lại có dấu hiệu chuyển dạ nhưng không đau bụng này, liệu nó có nguy hiểm cho mẹ và bé hay không? Cùng blogmebimsua.com đi tìm câu trả lời các mẹ nhé.

Vì sao cổ tử cung mở nhưng không đau bụng?

Thông thường, quá trình vượt cạn sẽ được tính từ lúc mẹ bắt đầu chuyển dạ sinh con đến khi bé ra đời. Khi mới bắt đầu, mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau nhẹ, cổ tử cung mở ra và cơn đau có xu hướng tăng lên theo thời gian. Thời điểm thai nhi ló đầu ra khỏi tử cung là lúc cơn đau dữ dội nhất bởi cổ tử cung phải mở ra hết và kết hợp sự co bóp của các cơ để đẩy em bé ra ngoài.

 Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng Nếu cổ tử cung mới hé mở, có thể không gây đau bụng. Nhưng nếu cổ tử cung đã mở lớn hơn và cảm giác như đã sắp sinh mà vẫn không đau thì bạn phải báo bác sĩ để có phương án giải quyết kịp thời. Đa số khi gặp trường hợp này, bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng thuốc co cơ để đẻ chỉ định.

Độ mở của cổ tử cung tùy thuộc vào những trường hợp sinh con so hay con rạ. Với những phụ nữ sinh con rạ, cổ tử cung thường đã mở sẵn từ 1-2cm ở cuối thai kỳ là hoàn toàn bình thường. Ở trường hợp này thì cổ tử cung đã mở nhưng chưa đến giai đoạn sinh thì việc không có các cơn co thắt cũng như đau bụng là điều hiển nhiên.

Làm thế nào để biết cổ tử cung có dấu hiệu mở hay chưa?

Cổ tử cung mở là dấu hiệu cho thấy thời điểm sinh con sắp đến gần và bạn cần phải tới bệnh viện ngay. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là những cơn co thắt thường xuyên và kéo dài liên tục khoảng 30 giây/lần. Khoảng cách giữa các cơn co khi gần tới lúc sinh thường là 5-7 phút.

Bên cạnh các cơn gò tử cung, thì bạn có thể thấy sự xuất hiện của chất nhầy. Nếu mẹ phát hiện đáy quần lót có chút nhầy màu đỏ xuất hiện thì đây cũng được coi là dấu hiệu cổ tử cung mở và có khả năng bạn sẽ sinh con trong 24h tới.

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng

Cuối cùng, vỡ ối chính là một trong những dấu hiệu chuyển dạ rõ nét nhất mà bạn dễ dàng cảm nhận được. Một dòng nước trong cơ thể cứ nhỏ giọt liên tục hoặc ồ ạt trào ra ngoài mà không kiểm soát được.

>>> Có thể bạn quan tâm: 5 điều mẹ bầu nên làm khi có dấu hiệu chuyển dạ

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

Bạn biết đấy, cổ tử cung mở nhưng không đau là một hiện tượng kỳ lạ. Nhất là khi thai đã quá 40 tuần mà vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Không phải trong trường hợp nào, việc cổ tử cung mở nhưng không đau bụng không thể sinh thường được. Mức độ nguy hiểm của trường hợp này còn tùy thuộc vào việc bạn phát hiện sớm hay muộn và có biết để đi khám kịp thời để giải quyết nhanh hay không.

Cổ tử cung mở sau bao lâu thì sinh?

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng

Các mẹ biết không, khi cổ tử cung đã mở đến mức tối đã chúng sẽ tự động rút ngắn lại để em bé có thể di chuyển đến gần âm đạo hơn. Việc cổ tử cung đã mở sau bao lâu thì sinh còn tùy thuộc vào thời gian quá trình chuyển dạ xảy ra là khi nào. Ban đầu, cổ tử cung chỉ mở 1cm và mỗi tiếng tăng độ rộng lên 1cm nữa. Khi mở được 7-9cm thì mẹ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp khiến mẹ đau dữ dội và mở đủ 10cm là mẹ có thể rặn sinh được rồi.

>>> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc bà mẹ sinh con thường bằng đường nào?

Trường hợp cổ tử cung không mở

Cổ tử cung không mở cũng không phải là tình trạng hiếm gặp, điều này xảy ra làm trục trặc quá trình sinh con tự nhiên của thai phụ, đồng thời làm quá trình chuyển dạ kéo dài gây ra nhiều đau đớn hơn trong thời gian sinh con.

Nguyên nhân được chỉ ra là do:

  • Rối loạn cơn gò chuyển dạ xuất hiện trong ngày dự sinh hoặc lúc chuyển dạ
  • Cổ tử cung xơ cứng do những tổn thương như viêm nhiễm, ung thư
  • Sẹo xơ trước đó do những thủ thuật khoét chóp, cắt đoạn, đốt điện trên cổ tử cung…

Trường hợp cổ tử cung không mở

Nếu gặp tình trạng này, chủ yếu các bác sĩ sẽ dùng các phương pháp để cổ tử cung mở ra như tách ối, đặt túi nước vào buồng tử cung, hướng dẫn thai phụ se đầu vú, cho thuốc tăng co bóp…Khi các biện pháp áp dụng đều không hiệu quả thì đành phải mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Trên đây là bài viết về cổ tử cung mở nhưng không đau bụng mà chúng tôi gửi tới các bạn. Nắm bắt những kiến thức về cổ tử cung để có thể đến bệnh viện kịp thời và đúng lúc cần sự quan tâm của tất cả các người thân trong gia đình phụ nữ mang thai. Hãy đọc thật kỹ và để ông xã cũng như gia đình biết nữa nhé. Chúc các mẹ sinh con an toàn và khỏe mạnh như ý.

>>> Xem thêm: [Thắc mắc] Ngôi thai ngược có dấu hiệu chuyển dạ không?