4 điều mẹ bầu nên biết về chuyển dạ và sinh con

0
1301

Đã sắp ngày em bé chào đời, mẹ đã chuẩn bị tâm lý cho những thử thách phía trước chưa? Sau đây là những thông tin mà blogmebimsua.com gửi tới các bạn về chuyển dạ và rặn sinh rất cần thiết cho các mẹ bầu đấy.

Mỗi em bé sẽ có một cách “chào sân” độc đáo, không giống nhau, tùy theo thể trạng và sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, thông tin về quá trình chuyển dạ bình thường sẽ là “đáp án chung”, tức là các mẹ sẽ có dấu hiệu chuyển dạ hoặc các thông số tương đối giống nhau trong giai đoạn chuyển dạ. 

Đau bụng chuyển dạ bao lâu thì sinh và cơn đau diễn ra như thế nào?

Giai đoạn chuyển dạ thông thường được chia thành 3 giai đoạn chính gồm chuyển dạ đầu kỳ, chuyển dạ hoạt kỳ và rặn sinh. Phần lớn thời gian chuyển dạ rơi vào giai đoạn chuyển dạ đầu kỳ,  thời gian các cơn co thắt tử cung xuất hiện khoảng 15 – 20 phút. Trong suốt giai đoạn chuyển dạ đầu kỳ, mẹ bầu vẫn nghỉ ngơi ở nhà, di chuyển nhẹ nhàng, ngủ hoặc ăn nhẹ.

chuyển dạ và sinh con

Khi các cơn gò chuyển dạ tăng lên cường độ và tần suất xuất hiện, cứ khoảng 5 phút lại đau và kéo dài ít nhất trong 1 giờ, tức mẹ bầu đã bắt đầu bước sang giai đoạn chuyển dạ hoạt kỳ. Cũng trong giai đoạn này, cổ tử cung bắt đầu mở rộng. Giãn cổ tử cung trong giai đoạn hoạt kỳ của các mẹ mang thai lần đầu thường diễn tiến ở mức ít nhất 1 cm/giờ. Giai đoạn rặn sinh sẽ kéo dài hơn so với các mẹ sinh con lần 2,3.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đau bụng dưới có phải dấu hiệu chuyển dạ

Chuyển dạ nên đến bệnh viện khi nào?

Một số mẹ bầu lo xa, cứ thấy có cơn co thắt thì nghĩ rằng phải đến bệnh viện ngay. Tuy nhiên, nếu bạn đến bệnh viện lúc cổ tử cung chưa bắt đầu mở thì bạn vẫn phải về nhà chờ. Thời gian lý tưởng để nhập viện là lúc cổ tử cung đã bắt đầu mở ra, tức là khi bước vào giai đoạn chuyển dạ hoạt kỳ. 

chuyển dạ và sinh con

Như đã giải thích ở trên, khi bạn cảm thấy các cơn co thắt tử cung kéo dài trong khoảng 1 giờ, sau đó tăng lên cường độ mạnh hơn, và khoảng cách giữa các cơn co thắt thường từ 4 – 5 phút, đó là lúc bạn đã bước vào giai đoạn chuyển dạ hoạt kỳ.

>>> Xem thêm: Chuyển dạ khi nào cần đến bệnh viện – dấu hiệu sắp sinh thực sự

Gây tê ngoài màng cứng có làm cơn gò chuyển dạ kéo dài hơn không?

Nếu bạn bị gây tê hoàn toàn vào giai đoạn rặn sinh, bạn gần như không thể biết được lúc nào cần rặn sinh. Chính vì vậy mà cơn gò chuyển dạ có thể kéo dài hơn bình thường 40 phút. Bạn sẽ được người hộ sinh nhắc nhở lúc nào nên gắng sức rặn đẻ, lúc nào cần nghỉ và kết hợp với hít thở.

Gây tê ngoài màng cứng

Phương pháp gây tê tự nhiên có thể làm tăng tốc độ chuyển dạ nhanh hơn nếu mẹ bầu biết cách hít thở thư giãn giữa các cơn đau co thắt tử cung.

Ngoài phương pháp gây tê ngoài màng cứng, có cách nào khác để giảm đau khi sinh không?

Sinh con trong nước có thể làm giảm cơn đau chuyển dạ cho các mẹ bầu. Phương pháp thở Lamaze hoặc phương pháp Bradley là các biện pháp rút bớt cơn đau chuyển dạ mà không cần dùng đến thuốc. Một số cách khác bạn có thể lựa chọn là sinh con dưới nước hoặc biện pháp thôi miên. Tuy nhiên, những cách này chưa thực sự phổ biến và đòi hỏi kỹ thuật cao tay từ người thực hiện.

giảm đau khi sinh

Tóm lại, mẹ bầu cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về quá trình chuyển dạ và sinh con để sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp các mẹ trang bị những kiến thức cần thiết để đón bé chào đời.

>>> Tin liên quan: