Mang thai lần đầu đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời của một người con gái. Những cảm xúc mới lạ đan xen những lo âu bởi những thay đổi trong cơ thể. Biết bao nhiêu thứ cần phải học, bao nhiêu vấn đề phụ nữ phải quan tâm trong quá trình mang thai tư khám thai, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe khi mang thai…Tất cả những thông tin quan trọng này mẹ cần phải nắm trong lòng bàn tay. Dưới đây là tổng hợp những điều cần biết khi mang thai lần đầu cho chị em đầy đủ và chính xác nhất.
Nội dung bài viết
Dấu hiệu mang thai lần đầu tiên
Mang thai giúp cuộc đời của người phụ nữ trở nên hoàn thiện hơn, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng từ một người con gái sang vai trò làm mẹ. Sau bao ngày thấp thỏm mong chờ, làm sao để phát hiện một mầm sống đang nảy nở trong bạn. Đâu là những dấu hiệu mang thai lần đầu chính xác nhất?
- Ngực mềm, đau và lớn hơn, núm vú từ màu hồng đổi sang màu sẫm hơn
- Dịch âm đạo nhiều hơn, máu âm đạo chảy ra một ít như ngày đầu có kinh
- Nhạy cảm với mùi
- Thân nhiệt tăng, dễ mệt mỏi
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- Khó thở và hụt hơi
- Buồn nôn, đau đầu
- Cảm xúc thay đổi thất thường.
Đa số những phụ nữ mang thai lần đầu đều không nhận ra mình đã có thai cho đến khi thấy trễ kinh và dùng que thử thai để xác nhận. Chú ý những triệu chứng phổ biến trên để phát hiện mang thai sớm.
Lịch khám thai định kỳ
Nhiều thai phụ thường băn khoăn về các mốc khám thai quan trọng, bởi tâm lý của họ rất sợ quên sẽ không kịp thời phát hiện những bất thường của thai nhi. Do đó, trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn các mốc khám thai để bạn có thể chủ động đi khám đúng lịch, theo dõi sức khỏe thai kỳ nhé.
Sau khi trễ kinh: Siêu âm lần đầu để xác định có thai trong tử cung.
Khi có tim thai BS sẽ lập sổ khám thai để theo dõi thai kỳ, sau đó 4 tuần khám 1 lần đến 28 tuần.
- Từ 28 tuần đến 36 tuần: Khám 2 tuần 1 lần.
- Từ 36 đến 40 tuần: Khám tuần 1 lần.
- Sau đó 3 ngày khám 1 lần.
Tùy thuộc vào thai kỳ của bạn có gì đặc biệt hay không thì BS sẽ chỉ định khám thêm.
Các mốc xét nghiệm và siêu âm:
- Trong những tuần đầu thai kỳ: Xét nghiệm máu thường quy để biết bạn có thiếu máu hay không, có bệnh gì hay không để lập kế hoạch theo dõi và điều trị.
- Thai được 12 tuần: Sẽ làm sẽ nghiệm sàng lọc dị tật: Có thể là siêu âm đo độ mờ da gáy + double test hoặc NIPT.
- Thai được 15-20 tuần: Xét nghiệm triple test nếu bạn bỏ qua xét nghiệm ở thời điểm 12 tuần.
- Thai được 22 tuần: Siêu âm 3D để sàng lọc dị tật lần nữa.
- Thai 28-30 tuần: Siêu âm doppler màu để sàng lọc dị tật tim.
Thai được gọi là đủ tháng: Khi đủ 37 đến 41 tuần. Dưới 37 tuần gọi là sinh non.
Thai trên 40 tuần được gọi là quá ngày dự sinh.
Thai trên 41 tuần là thai già tháng, cần gây chuyển dạ sanh.
Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, khỏe mạnh?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý, khoa học: Dinh dưỡng cho bà bầu vô cùng quan trọng, không hẳn là mang thai mẹ bầu phải ăn uống nhiều gấp hai lần mà quan trọng là phải cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi, tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai xảy ra.
Nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn bao gồm:
- Tinh bột: Ngũ cốc, gạo, bánh mì,… (lưu ý: hạn chế ăn quá nhiều tinh bột 1 lần)
- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, ngũ cốc, đậu…
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, tránh các loại hoa quả hay nước ép quá ngọt vì có thể gây rối loạn dung nạp đường huyết
- Chất béo: Dầu thực vật, mỡ động vật, bơ,…
- Bổ sung sắt, canxi, axit folic, vitamin A, D…
- Uống đủ nước: 2 – 3l nước mỗi ngày
Nhóm thực phẩm mẹ bầu nên tránh bao gồm:
- Nhóm chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas
- Những thực phẩm có tính nóng như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt…
- Thực phẩm có tính hàn cần hạn chế như nước dừa, rau ngót…
- Những loại cá có chứa thủy ngân: Cá thu, cá ngừ
- Những thực phẩm có thể gây co thắt, làm mềm tử cung như dứa, đu đủ xanh
- Những thực phẩm tái, sống như các món gỏi sống, tái chanh…
- Thực phẩm chưa qua tiệt trùng, thịt muối, pho mát mềm,…
Thời gian sinh con đầu lòng: sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh
Thời gian sinh con dự kiến sẽ dựa vào đợt siêu âm 3 tháng đầu hay kỳ kinh cuối, nếu kinh nguyệt của mẹ đều 28 ngày. Theo thống kê, chỉ có 5-10% các mẹ sinh con đúng ngày dự sinh, còn lại đều là sinh trước hoặc sau thời điểm đó. Do đó mà mẹ bầu không nên quá lo lắng, tốt nhất nên đi khám thai định kỳ để nắm được tình hình của bé.
Có nhiều trường hợp, mỗi lần siêu âm ngày dự sinh một khác. Thực thế thì máy học sẽ tính toán ngày sinh của bé dựa trên sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi thai nhi phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn so với bình thường, kết quả sẽ khác.
Những hoạt động mẹ bầu nên tránh để không ảnh hưởng đến thai nhi
- Tuyệt đối không xoa bụng hay massage vùng bụng trong thời điểm mang thai bởi có thể gây kích thích sinh non.
- Không nên lạm dụng siêu âm, chỉ siêu âm ở những thời điểm cần thiết để tránh tốn kém về kinh tế và mất thời gian.
- Vận động nhẹ nhàng, tập những bài thể dục đơn giản, tham khảo chuyên gia về những hoạt động nên làm và nên tránh.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh mà không có tư vấn, giám sát của bác sĩ.
Trên đây là những điều cần biết khi mang thai lần đầu mà chị em cần lưu ý. Ngoài những điều mà blogmebimsua.com chia sẻ trên, hãy thường xuyên trao đổi ý kiến bác sĩ dựa trên tình hình sức khỏe thực tế của mình.
>>> Tin liên quan: