[Lý Giải] Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu và tầm quan trọng của nó

0
1485

Thai nhi quay đầu vào tam cá nguyệt thứ 3 là biểu hiện cần thiết giúp cho việc sinh thường của mẹ bầu diễn ra dễ dàng. Nếu thai nhi không quay đầu, cả mẹ và con đều có thể gặp nguy hiểm. Vậy bạn có biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu và tầm quan trọng của việc này như thế nào không. Cùng blogmebimsua.com đi tìm hiểu nhé.

Vì sao việc thai nhi quay đầu lại rất quan trọng?

Thai nhi quay đầu là một giai đoạn quan trọng, khi quay đầu, đầu của bé hướng xuống phía dưới âm đạo, còn mặt và thân trước của thai nhi úp vào lưng của người mẹ. Khi chuẩn bị sinh, cổ tử cung của mẹ mở to tạo ra những cơn co thắt. Chính lúc này, thiên thần nhỏ sẽ chào đời với tư thế tự nhiên, an toàn và thuận lợi nhất.

thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu
Thai nhi cần quay đầu để thuận lợi cho quá trình sinh nở

Nhìn chung, hiện tượng thai nhi không quay đầu làm ảnh hưởng đến giai đoạn sinh nở, làm tăng nguy cơ em bé bị mắc kẹt trong ngả âm đạo và mẹ không thể cung cấp đủ oxy cho bé thở thông qua dây rốn. 

Bên cạnh đó, người mẹ cũng có thể gặp phải một số rắc rối như: đau chuyển dạ kéo dài, làm tăng nguy cơ sinh mổ, cảm giác đau lưng dữ dội mà không hề liên quan đến các cơn gò tử cung, nhiều khả năng phải áp dụng các thủ thuật để lấy thai.

Thai nhi quay đầu vào tuần nào của thai kỳ?

Thực tế, mỗi thai nhi có một thời điểm quay đầu khác nhau, phụ thuộc rất lớn vào số lần mẹ đã mang thai. Chẳng hạn, thai nhi thường quay đầu vào tuần 34 hoặc 35 với các mẹ mang thai lần đầu, tuần 36 hoặc 37 với các mẹ mang thai lần 2. Trường hợp thai nhi quay đầu sớm rơi vào tuần thứ 28.

thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu
Thời gian quay đầu của mỗi thai nhi thường khác nhau

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, các bác sĩ có thể kiểm tra được thai nhi quay đầu theo ngôi thai thuận hay ngôi thai ngược để có hướng xử lý thích hợp.

  • Ngôi thai thuận: là tư thế thuận lợi nhất để thai nhi chui ra khỏi bụng mẹ. Tư thế của thai nhi lúc này nằm theo trục song song với trục dọc của người mẹ. Đầu của thai nhi sẽ tiếp xúc gần với âm hộ mẹ, còn mông thì hướng về phía ngực mẹ.
  • Ngôi thai ngược: là tư thế mà thai nhi có phần đầu gần với ngực, còn mông và chân nằm gần sát với vùng xương chậu của mẹ. Với những trường hợp ngôi thai ngược, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ.

Mẹ nên nhớ, thai nhi chỉ quay đầu duy nhất 1 lần và duy trì nguyên trạng thái cho tới khi nào mẹ sinh. Thời điểm thai nhi tập tành quay đầu là dấu hiệu báo cho các mẹ biết được thời khắc chuẩn bị lọt lòng của thiên thần nhỏ.

Có phải 100% thai nhi đều quay đầu hay không?

Trên thực tế, đến tới tuần thứ 30 của thai kỳ, vẫn có tới 25% thai nhi “ngoan cố” giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung mẹ. Thậm chí, có khi tới khoảng tuần thứ 36, ước tính vẫn có tới 6% trường hợp thai nhi không quay đầu và ở tuần 40 có khoảng 3%.

thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu
Gần đến cuối thai kỳ các thai nhi đều tự động quay đầu

Thông thường, cứ đến gần cuối thai kỳ là thai nhi sẽ tự động quay đầu chuẩn bị cho thời khắc lọt lòng, song không phải tất cả thai nhi đều quay đầu đúng thời điểm, có bé không quay đầu, có bé quay đầu lại gây ngôi thai ngược, gây cản trở quá trình sinh thường của người mẹ.

Thai nhi không quay đầu nên làm gì?

Bé quay đầu ngôi thai thuận là tư thế giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng nhất, do đó nếu thai nhi mãi không chịu quay đầu, mẹ có thể thực hiện một số thao tác đơn giản sau để hỗ trợ bé:

  • Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu:  không nên ngồi lì quá lâu một chỗ, nhất là với các phụ nữ thường xuyên ngồi làm việc văn phòng. Nên thường xuyên đi lại, thư giãn, vận động cơ thể thoải mái để thai nhi dễ quay đầu hơn.
  • Đặt đầu gối thấp hơn mông: tư thế ngồi kê cao mông hơn một chút bằng đệm hay gối nhỏ hay ngồi trên chiếc ghế đổ người về phía trước, đầu gối luôn đảm bảo thấp hơn mông sẽ giúp thai nhi quay đầu dễ dàng hơn.
  • Tư thế nằm nghiêng: nằm nghiêng không chỉ là cách giúp các mẹ giảm áp lực, dễ dàng lưu thông máu và oxy giúp bé dễ dàng xoay chuyển hơn

Việc thai nhi quay đầu hay không rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sinh. Do đó mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và đi khám thai định kỳ vào thời điểm cuối thai kỳ. Khi phát hiện thai nhi không quay đầu mà đã áp dụng nhiều biện pháp thì hãy đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời tránh trường hợp khó sinh, phải đẻ mổ.

Bài viết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu trên đây hy vọng hữu ích với các bà mẹ!

>>> Tin liên quan: