[HỎI – ĐÁP] Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không? Cách trị ọc sữa cho trẻ?

0
353
[HỎI - ĐÁP] Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không? Cách trị ọc sữa cho trẻ?

Trẻ nhỏ thường hay bị ọc sữa, nguyên nhân do đâu? Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không? Cách trị ọc sữa cho trẻ là gì? Đây là những vấn đề có lượng quan tâm nhiều từ các mẹ bỉm sữa, nhất là những mẹ lần đầu mới đón con. Để mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân trẻ bị ọc sữa, cách điều trị… hãy đọc bài viết của Blogmebimsua.com.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú?

tre-bi-oc-sua-co-nguy-hiem-khong-2
                                                Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú

Trẻ bú xong bị ọc sữa là hiện tượng xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ khiến mẹ vô cùng lo lắng. Lứa tuổi trẻ bị ọc sữa thường xảy ra ở các bé có độ tuổi từ 02 đến 04 tháng tuổi. 

Nguyên nhân xảy ra tình trạng ọc sữa ở trẻ nhỏ là do con mới chào đời chưa lâu, vòng tâm vị giữa thực quản và dạ dày bé còn rất yếu. Việc ọc sữa là biểu hiện của trào ngược dạ dày, thực quản.

Sau khi con lớn hơn, các cơ quan chức năng trong cơ thể được hoàn thiện. Việc ọc sữa sau khi bú sẽ giảm dần và hết hoàn toàn. Nhưng cũng có trường hợp, việc ọc sữa này kéo dài khiến gia đình vô cùng lo lắng.

Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không?

tre-bi-oc-sua-co-nguy-hiem-khong-1
                                                     Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa nhưng vẫn tăng cân đều, đạt hoặc vượt tiêu chuẩn theo lứa tuổi thì hiện tượng ọc sữa sau bú không đáng lo ngại. Thông thường, đối với những trẻ bị ọc sữa mà vẫn tăng cân đều thì hiện tượng ọc sữa sẽ tự động giảm dần và biến mất khi trẻ được 08 đến 09 tháng tuổi. 

Đối với bé sơ sinh bị ọc sữa, chậm tăng cân, thường xuyên quấy khóc thì đáng lo ngại hơn. Vì lúc này tình trạng ọc sữa ảnh hưởng lớn đến con, có thể trở thành bệnh. 

Trẻ nhỏ bị ọc sữa có nguy hiểm không? Bất cứ trẻ em nào bị ọc sữa đều nguy hiểm. Nếu lúc trẻ bị ọc sữa mà không có người lớn bên cạnh sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ. Trong đó, nguy cơ tiềm tàng nhất là lượng sữa bị ọc ra sẽ tràn ngược vào mũi, miệng, tai, phổi… của bé gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Trên thực tế, các triệu chứng bệnh trẻ em như: viêm tai giữa ở trẻ nhỏ một phần là do mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con không đúng cách. Một phần là do trẻ bị ọc sữa, chảy vào tai mà mẹ không biết. Ngoài ra, việc sữa chảy tràn ngược vào mắt, mũi, miệng sẽ khiến trẻ bị ngạt. Lúc này, nếu không có sự can thiệp sớm của người lớn, trẻ sẽ có nguy cơ bị ngạt, khó thở, ngừng tim…

Có thể mẹ quan tâm: >>> List 20+ bệnh trẻ em do thiếu vitamin và khoáng chất

Đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao?

tre-bi-oc-sua-co-nguy-hiem-khong
                                 Việc trẻ bị ọc sữa thường xuyên khiến gia đình lo lắng, bất an

Việc trẻ bú xong, bị ọc sữa khiến nhiều mẹ bối rối, lo lắng, bất an, stress và mệt mỏi… Vậy trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? Cách trị ọc sữa như thế nào?

Trẻ bị ọc sữa là hiện tượng sinh lý do thanh quản, dạ dày chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy lúc này khó có sự can thiệp của các y bác sĩ. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa, mẹ có thể làm giảm tình trạng này bằng cách:

  • Ở mỗi cữ bú, mẹ nên giảm lượng sữa.
  • Sau khi giảm lượng sữa, mẹ tăng lượng cữ bú cho con.
  • Khi cho bé bú, mẹ đặt trẻ nằm tựa phần đầu và phần lưng trên gối hoặc trên tay, sao cho lưng và đầu cao hơn thân dưới 30 độ.
  • Sau khi trẻ bú xong, mẹ bế bé ngồi thẳng, tựa vào vai trong khoảng 10 đến 15 phút. Trong thời gian bồng con, mẹ vuốt nhẹ lưng bé cho đến khi xảy ra hiện tượng ợ hơi ở trẻ thì mới đặt con nằm xuống.
  • Thời gian sau khi bú, mẹ nên đặt con nằm nghiêng để tránh trình trạng sữa tràn ra khiến trẻ bị sặc sữa, ngạt…
  • Đối với trẻ bú bình, mẹ nên chọn loại bình có size núm phù hợp với lứa tuổi của con. Khi cho trẻ bú, phải đảm bảo miệng bé ngậm trọn vành núm không có kẻ hở. Sữa trong bình phải đầy sữa để tránh tình trạng trẻ nuốt không khí.
  • Bổ sung thêm Vitamin D cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, việc bổ sung Vitamin D cho bé cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, y, bác sĩ. Vitamin D không chỉ giúp trẻ giảm tình trạng ọc sữa mà còn có thể khiến trẻ hết vặn mình. 

Nếu đã áp dụng những cách thức trên, nhưng bé con vẫn thường xuyên ọc sữa, chậm tăng cân… thì mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở ý tế dành riêng cho nhi khoa. Trước khi đi, mẹ có thể quay một đoạn phim ngắn về hiện tượng nôn, trớ ở trẻ. Việc làm này giúp các y, bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng hơn.

Như vậy, bài viết đã giúp mẹ trả lời vấn đề trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không? Thực chất, đối với những biểu hiện khác lạ ở trẻ đều khiến các bậc phụ huynh lo lắng, bất an. Bởi vì, ai cũng mong muốn con mình được sinh ra bình an, phát triển khỏe mạnh. Việc chăm sóc bé yêu cần sự chung tay của gia đình, bạn bè… Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm, có thể học hỏi thêm từ ông bà, cha mẹ, anh chị, bạn bè, hàng xóm… Việc nhận được lời động viên, chia sẻ sẽ giúp mẹ bình tĩnh và tìm ra được cách giải quyết tốt nhất. Chúc mẹ khỏe, con ngoan!

Xem thêm:

>>> Chăm sóc trẻ em – Mang đến lựa chọn tốt nhất cho gia đình bạn

>>> Làm thế nào nếu bé hay giật mình, bé nấc cụt, bé ợ hơi?

>>> Tại sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc không chịu ngủ? Cách khắc phục?