Suy dinh dưỡng bào thai có nguy hiểm không? Trường hợp em bé được chẩn đoán suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn trong quá trình phát triển của bé, làm tăng nguy cơ sinh con, thậm chí là thai chết lưu trong bụng mẹ, dị tật bẩm sinh và phát triển chậm chạp hơn những đứa trẻ khác.
Theo dõi bài viết sau đây của blogmebimsua.com để hiểu rõ hơn về thai suy dinh dưỡng và mức độ nguy hiểm chi tiết sẽ như thế nào nhé.
Nội dung bài viết
Thai suy dinh dưỡng là gì?
Thai suy dinh dưỡng hay còn được gọi là suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng ở trẻ thể hiện sớm nhất. Đặc điểm thường thấy và dễ nhận biết nhất đó là khi đứa trẻ sinh ra đủ tháng nhưng chỉ nặng dưới 2.5kg.
Bà bầu có thể phát hiện thai nhi trong bụng bị suy dinh dưỡng qua các đợt khám thai. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng để chẩn đoán xem kích thước vòng bụng hiện tại có tương xứng với tuổi thai nhi hay không.
Ngoài ra, mức độ tăng cân của mẹ cũng phản ánh được phần nào sự phát triển của thai nhi. Đối với những thai nhi phát triển bình thường, thai phụ có thể tăng khoảng 10-12kg so với trước đây.
Nguyên nhân suy suy dinh dưỡng bào thai
Suy dinh dưỡng bào thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến thai nhi. Nhưng chung quy lại có 4 nguyên nhân chính đó là:
Dinh dưỡng của người mẹ
Lượng dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể người mẹ sẽ theo máu, qua nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai đó chính là do sự thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất trong cơ thể mẹ.
Chính vì thế mà chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai không những cần đảm bảo về số lượng mà còn cần cả về chất lượng – đủ các loại dinh dưỡng cần thiết. Chú ý bổ sung đầy đủ các chất bột, đạm như là thịt, trứng, đậu, tôm, cá bởi những chất này sẽ góp phần xây dựng các cơ quan tổ chức cho trẻ như hệ thống não thần kinh trung ương, tim, gan, phổi, bộ máy tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và tiết niệu…
Tuổi của người mẹ
Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ sinh con trước 30 tuổi là đẹp nhất bởi từ tuổi 30 trở đi, cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, cơ thể người mẹ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi như khi con trẻ. Thời điểm lý tưởng để chọn sinh con ở người phụ nữ là từ 25-30 tuổi.
Bên cạnh đó, yếu tố tuổi tác của người mẹ còn ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc chứng dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, nếu phụ nữ đã quá 35 tuổi mà vẫn quyết định sinh con cần đi khám thai và kiểm tra đầy đủ, kỹ lưỡng hơn bình thường để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Sức khỏe của người mẹ
Sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến thai nhi. Nhất là trong thời gian mang thai, nếu chẳng may người mẹ bị cảm cúm, sốt phát ban hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp thì đứa con đẻ ra sẽ mắc chứng dị tật bẩm sinh hoặc ốm yếu hơn bình thường.
Do đó, việc chăm sóc sức khỏe thật tốt trong thời kỳ có thai là cực kỳ quan trọng, tránh bị ốm, bị bệnh ảnh hưởng đến bào thai.
Điều kiện lao động trong thời gian mang thai
Đa phần do cuộc sống cần phải mưu sinh nên hầu như khi mang thai người mẹ vẫn phải đi làm. Năng lượng ở cơ thể người mẹ ngoài việc bị tiêu hoa do lao động còn phải dành một đáng kể cho thai nhi phát triển và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này.
Do đó, nếu mẹ lao động nặng nhọc trong thời gian mang thai, mẹ sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho thai nhi lớn lên, dễ mất sữa, ít sữa cho con bú về sau.
Suy dinh dưỡng bào thai có nguy hiểm không?
Suy dinh dưỡng bào thai gây ra các tổn hại nhất định cho thai nhi về cả hiện tại lẫn về sau, cụ thể như:
Tăng khả năng sinh non, dị tật bẩm sinh
Trong suốt thai kỳ, nếu phụ nữ mang thai cảm thấy môi mình bỗng nhiên khô, đau và loét miệng do nổi nhiệt. Điều này chứng tỏ cơ thể mẹ đang thiếu dưỡng chất khá quan trọng như vitamin B12, kẽm và đặc biệt axit folic.
Axit folic là dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đầu mang thai. Sự thiếu hụt chất này có thể gây ra dị tật bẩm sinh trong ống thần kinh, tăng khả năng sinh non gấp 2 lần so với những bà bầu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất này.
Để bổ sung lượng axit folic đầy đủ trong thai kỳ, mẹ hãy tăng cường bổ sung các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh, đậu lăng. Các loại hoa quả, bơ, nước ép trái cây cũng là nguồn cung cấp axit folic dồi dào.
Thai chết lưu
Nếu gặp phải suy dinh dưỡng bào thai, thai nhi có thể bị chết lưu hoặc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Mặc dù trường hợp này khá hiếm nhưng cũng không thể bỏ qua hậu quả này.
Trẻ chậm phát triển thể chất
Nếu việc bổ sung dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai không hợp lý còn dễ dàng khiến bạn sinh non do thiếu dưỡng chất và calo. Để bào thai phát triển tốt nhất, mỗi ngày bạn nên tiêu thụ khoảng 2.200 calo trong 3 tháng đầu, tăng dần lên đến 2.300-2.500 calo trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Lưu ý ăn uống trong thời kỳ mang thai cần bổ sung đầy đủ chất như sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho cũng như các loại vitamin. Những thứ này đặc biệt quan trọng trong việc tránh thiếu máu, còi xương, mù lòa, các vấn đề về xương khớp do thiếu canxi…
Suy dinh dưỡng bào thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé. Các bà bầu hãy chú ý sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng để chăm sóc thai nhi thật tốt chờ đến ngày “vượt cạn” nhé.
>>> Tin liên quan: