Khi đã có con đầu lòng, nhiều cặp vợ chồng tiếp tục chuẩn bị cho kế hoạch sinh em bé thứ hai. Dù việc có thêm một thành viên trong gia đình rất hạnh phúc nhưng thời điểm nào mới thích hợp để có thai lại.
Theo các chuyên gia, không có bất cứ chuẩn mực nào cho việc sinh con bao lâu thì có thể có thai ở mọi phụ nữ. Xét trên phương diện sức khỏe thì việc sinh con lần nữa phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ hiện tại, phụ thuộc vào lần sinh trước đó là sinh mổ hay sinh thường, tuổi tác. Bài viết dưới đây của blogmebimsua.com sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho riêng mình.
Sinh con xong bao lâu thì có thể có thai?
Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo các phụ nữ sau khi sinh con nên chờ ít nhất 12 tháng mới có thai em bé tiếp theo. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sinh con sau 24 tháng có thai lại là cách an toàn nhất. Ở những phụ nữ sinh mổ, sảy thai hay bị băng huyết sau sinh thì nên chờ lâu hơn để đảm bảo sức khỏe.
Để chắc chắn nhất, bạn nên tìm đến các bác sĩ sản khoa để lên kế hoạch có thai cho riêng mình. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tư vấn sau khi sinh bao lâu thì có thai dựa vào thể trạng của bạn hiện tại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét các vấn đề khác nhau để không làm ảnh hưởng đến việc cho con bú hay nuôi con.
Bên cạnh vấn đề sau sinh bao lâu thì có thai lại được, yếu tố quan hệ trở lại cũng hết sức quan trọng và liên quan mật thiết. Bạn có thể tham khảo một số khoảng thời gian sau:
- Trường hợp sinh thường: mẹ cần có thời gian để lành lặn các vết khâu ở tầng sinh môn và chờ cho tử cung trở lại về kích thước ban đầu. Nếu quá trình hồi phục tốt và không có bất kỳ biến chứng nào, có thể quan hệ trở lại sau ít nhất 6 tuần sau sinh.
- Trường hợp sinh mổ: Nếu sinh mổ thì mẹ cần có nhiều thời gian hơn để vết thương lành lặn hẳn, mất nhiều thời gian hồi phục hơn so với các mẹ sinh thường. Hãy trao đổi với các bác sĩ thường xuyên để có lời khuyên về thời điểm quan hệ vợ chồng cho phù hợp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sau sinh con bao lâu thì đặt vòng tránh thai được
Tại sao sau sinh không nên có thai sớm?
Kể cả khi bạn sinh thường hay sinh mổ thì việc lên kế hoạch chuẩn bị làm mẹ lần nữa đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của cả mẹ cũng như em bé trong bụng và em bé mới sinh. Một số hậu quả khi có thai quá sớm (dưới 12 tháng sau sinh) có thể kể đến như:
- Làm tăng khả năng sảy thai và thai nhi phát triển chậm: sau khi sinh thì tử cung, hệ thống nội tiết cùng các cơ quan trong cơ thể cần có thời gian để phục hồi. Việc chăm sóc một em bé chào đời vất vả cũng khiến bạn mệt mỏi và mất sức. Các tình trạng này vẫn còn mà mẹ đã quyết định mang thai sẽ làm tăng khả năng sảy thai, em bé trong bụng phát triển chậm hoặc nhẹ cân, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Dễ gặp các biến chứng trong thai kỳ: Việc mang thai lại quá sớm làm tăng nguy cơ sinh non, bong nhau và nhiều biến chứng khác. Đối với những mẹ sinh mổ thì nguy hiểm hơn, làm tăng nguy cơ rách vết mổ, vỡ tử cung…rất nguy hiểm.
- Ảnh hưởng đến em bé mới sinh: Vừa bầu bí mệt mỏi lại vừa phải chăm sóc em bé mới sinh làm sức khỏe mẹ giảm sút, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng sức của mẹ. Mẹ khó có thể chăm sóc cả hai em bé cùng một lúc.
- Ảnh hưởng tâm lý: nếu gia đình bạn không dư giả về tài chính hay mọi người đều rất bận rộn thì những rắc rối sẽ liên tục ập đến khiến bạn mệt mỏi, stress nặng nề.
Chính vì thế, nếu bạn muốn có thai lần nữa, hãy lên kế hoạch cùng gia đình thật tốt, chuẩn bị về cả sức khỏe lẫn tinh thần.
Cho con bú ngăn ngừa khả năng rụng trứng?
Nhiều quan điểm cho rằng, trong khi đang cho con bú sẽ không thể có thai trở lại. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh điều này chỉ đúng trong 6 tuần đầu sau sinh và cho con bú.
Xét về mặt lý thuyết, việc cho con bú làm ức chế khả năng rụng trứng vì thế mà ngăn cản sự xuất hiện của kinh nguyệt. Có một số phụ nữ áp dụng lý thuyết này như một hình thức tránh thai tự nhiên, còn gọi là LAM – phương pháp ngăn rụng trứng bằng tiết sữa.
Thế nhưng, hiệu quả của phương pháp LAM còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:
- Thời gian bé ngủ là bao lâu.
- Mức độ cho bú có thường xuyên không.
- Các yếu tố như rối loạn giấc ngủ, bệnh tật, căng thẳng.
Do các yếu tố trên, một số phụ nữ sau khi sinh con không thấy chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện sau 8–9 tháng, trong khi đó một số phụ nữ lại có chu kỳ kinh nguyệt 6 tuần sau sinh.
Mặc dù các chuyên gia có đồng tình về tác dụng ngăn rụng trứng của việc cho con bú, liệu pháp LAM chỉ phát huy hiệu quả cao trong trường hợp:
- Bé dưới 6 tháng tuổi.
- Mẹ cho bé bú theo nhu cầu.
- Mẹ cho bé bú cả vào ban đêm.
- Mẹ cho bé bú ít nhất 6 lần mỗi ngày và thời gian bú ít nhất là 60 phút.
- Bé bú mẹ hoàn toàn và không bú bình hay dùng các thức ăn bổ trợ khác.
Các mẹ lưu ý là việc gián đoạn cho con bú như bé ngủ nhiều về đêm và bú ít khiến chu kỳ kinh nguyệt sớm quay trở lại. Chính vì thế, mẹ đừng nên quá tin tưởng vào việc cho con bú mà nên áp dụng các biện pháp tránh thai khác nữa. Đặt vòng tránh thai cũng là biện pháp hữu hiệu trong trường hợp này. Tìm hiểu về việc sau sinh con bao lâu đặt vòng được để biết thêm chi tiết.
Tóm lại, sau khi sinh bao lâu thì có thai còn phụ thuộc vào thể trạng hiện tại, hình thức sinh con, điều kiện chăm con của gia đình. Hơn hết, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn chăm sóc sức khỏe sau sinh phù hợp nhất.
>>> Tin liên quan: