Các dấu hiệu băng huyết sau sinh và cách phòng ngừa

0
919

Băng huyết sau sinh (postpartum hemorrhage) là tình trạng mất máu tích lũy 1000ml hoặc mất máy do các dấu hiệu giảm thể tích máu trong vòng 24h sau sinh. Băng huyết sau sinh là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều sản phụ trên toàn thế giới. Vậy dấu hiệu băng huyết sau sinh như thế nào và cách phòng ngừa ra sao, cùng blogmebimsua.com tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân băng huyết sau khi sinh

Sau khi sinh, tử cung thường co bóp và đẩy nhau thai ra ngoài. Khi nhau thai được đẩy vẫn có những cơn co thắt như thế nhằm gây áp lực lên mạch máu, hạn chế tình trạng chảy máu sau sinh. Tuy nhiên, nếu tử cung không co bóp đủ mạnh, các mạch máu này vẫn sẽ chảy máu tự do. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết sau sinh. Bên cạnh đó, còn phải kể tới một số nguyên nhân khác gây băng huyết sau sinh bao gồm:

dấu hiệu băng huyết sau sinh

  • Cơ tử cung yếu do đã sinh con nhiều lần, mắc bệnh u xơ tử cung, tử cung bị dị dạng;
  • Tử cung căng giãn quá mức do đa thai, đa ối,…
  • Chuyển dạ kéo dài, nhiễm khuẩn ối;
  • Sót rau trong buồng tử cung;
  • Sản phụ suy nhược, thiếu máu, bị tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén;
  • Tiền sử sảy thai,  đã từng nạo hút thai.
  • Từng bị sót rau gây viêm niêm mạc tử cung;
  • Sau đẻ non, xử lý thai lưu, đẻ quá nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng;
  • Dây rau ngắn, quấn cổ nhiều vòng;
  • Lấy rau không đúng quy cách;
  • Đỡ đẻ không đúng cách.

Dấu hiệu băng huyết sau sinh

Các dấu hiệu của băng huyết sau sinh thường gặp như hiện tượng chảy máu không kiểm soát: sản phụ bị sổ rau và chảy máu từ đường sinh dục sau khi sinh. Máu có thể đỏ tươi, đỏ bầm, vón cục hoặc lỏng. Máu chảy ứ đọng trong buồng tử cung làm tăng thể tích, đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão.

dấu hiệu băng huyết sau sinh

Biến chứng băng huyết sau khi sinh

Biến chứng của băng huyết sau sinh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào độ mất máu, khả năng hồi sức của sản phụ. Biến chứng khác nhau có thể kể đến như: choáng do giảm thể tích tuần hoàn, gây ra suy thận, suy đa cơ quan và cuối cùng dẫn tới tử vong. Nhiễm trùng hậu sản cũng thường xảy đến do băng huyết sau sinh.

Biến chứng lâu dài của băng huyết sau sinh gồm thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh), không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.

Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh

Để có thể tránh được tình trạng băng huyết và tử vong do băng huyết sau sinh, bạn cần có biện pháp dự phòng ngay trước khi nó xảy ra. Một số nguyên tắc dự phòng bạn cần phải nắm vững trong lòng bàn tay bao gồm: 

Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh

  • Theo dõi sát xao quá trình chuyển dạ, tránh chuyển dạ kéo dài, nếu không biết có thể hỏi bác sĩ thường xuyên.
  • Tiêm oxytocin (10 IU) được bộ y tế khuyến cáo phòng ngừa băng huyết sau sinh.
  • Phòng ngừa nhiễm trùng ối, bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh và cần chấm dứt thai kỳ sớm;
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, gây tê… theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Điều chỉnh các rối loạn đông máu ( nếu có): căn cứ dựa trên các xét nghiệm đông máu, số lượng tiểu cầu và hỏi thật kỹ bệnh lý về máu. Nếu cần thiết thì hãy đi khám chuyên khoa nội huyết học để có phương pháp điều trị tích cực.
  • Không tự ý thực hiện các thủ thuật khi sinh con khi chưa đủ điều kiện. Đảm bảo thao tác nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật khi thực hiện.
  • Khi phát hiện cơn gò cường tính, cơn gò yếu thì nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách xử trí kịp thời. 
  • Một khi không thuận lợi, đồng ý với bác sĩ để mổ lấy thai đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Hiện nay, để phòng ngừa băng huyết sau sinh, tổ chức Y Tế thế giới WHO khuyến cáo mọi trường hợp sau sinh áp dụng biện pháp 3 tích cực: tiêm oxytocin bắp ngay sau khi đầu thai vừa sổ ra khỏi âm hộ. Sau khi thai sổ, lập tức cắt dây rốn rồi dùng một tay kéo dây rốn, tay còn lại để trên xương vệ đẩy đáy tử cung lên để vừa làm nhau bong vừa làm sổ nhau. Sau khi sổ nhau, xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng để giúp tử cung co hồi tốt hơn. Sau đó, kiểm tra xem còn sót rau hay không, đường sinh dục có thực hiện thủ thuật giúp sinh, kiểm tra tử cung nếu có vết mổ cũ. 

Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh

Phụ nữ cần có kế hoạch hợp lý từ khi có thai đến lúc sinh con, có con và nuôi dạy con. Nhất là khi có thai, bác sĩ sẽ cung cấp cho thai phụ viên thuốc sắt và acid folic để phòng ngừa thiếu máu để sau sinh nếu không may bị băng huyết cũng sẽ ít gây ra các biến chứng nặng hơn. Sau sinh nên theo dõi sản phụ trong vòng 6h, nếu có dấu hiệu băng huyết xảy ra thì sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục.

Băng huyết sau sinh để lại nguy cơ tử vong cao cho sản phụ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, nắm vững các dấu hiệu băng huyết sau sinh và biết cách phòng ngừa từ sớm sẽ giúp bạn tránh được những trường hợp xấu nhất xảy ra.

>>> Tin liên quan: