Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc

0
505
tre-so-sinh-ngu-hay-giat-minh-khoc-4
Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc là hiện tượng phổ biến và trẻ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, ba mẹ cần hiểu rõ để tìm ra cách cải thiện cho bé. Từ đó giúp cho bé có giấc ngủ ngon tốt cho sự phát triển não bộ cũng như thể chất ở trẻ. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc. Nếu khi ngủ bé quấy khóc thường xuyên thì mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại như vậy. Mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân dưới đây.

tre-so-sinh-ngu-hay-giat-minh-khoc-2
                                         Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quấy khóc

Bé bị quá lạnh hoặc quá nóng

Mẹ nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ sơ sinh. Bới nếu nóng quá hay lạnh quá cũng sẽ khiến trẻ khó chịu quấy khóc và không ngủ được. Nhiệt độ phòng lý tưởng là khoảng 28 độ C. Mẹ có thể mua nhiệt kế đo phòng để kiểm tra nhiệt độ phòng cho bé nhé. 

Bỉm của bé bị đầy

Khi bé khóc hay tỉnh giấc giữa đêm mẹ nên kiểm tra xem bỉm của bé có bị đầy và tràn ra ngoài không. Nếu bỉm đầy thì mẹ nên thay bỉm cho bé ngay để bé cảm thấy dễ chịu hơn. 

Tiếng ồn lớn

Những tiếng ồn lớn cũng có thể khiến cho bé giật mình tỉnh giấc và khóc thét lên. Chính vì vậy nơi ngủ của bé cần được yên tĩnh, thoáng mát, rộng rãi. 

Trẻ ăn quá no hoặc bị đói

Khi trẻ sơ sinh ăn quá no sẽ khiến bé bị tức bụng, khó chịu ngủ không ngon giấc. Đồng thời dạ dày của bé khá nhỏ. Cho nên khi cho bú được một ít sữa mỗi lần bú sẽ khiến trẻ cũng nhanh no và mau đói. Tất cả những điều trên cũng đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. 

tre-so-sinh-ngu-hay-giat-minh-khoc-1
                                     Không nên cho trẻ ăn quá no hoặc quá đối trước khi ngủ

Trào ngược dạ dày

Ngoài những nguyên nhân trên thì có một vài nguyên nhân cũng khiến cho trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quấy khóc như trào ngược dạ dày. Trẻ bị trào ngược dạ dày khi cho bé ngủ mẹ cần kê gối cao một chút. Ăn một lượng vừa phải thức ăn và nên cho bé nằm nghiêng khi ngủ. 

Hạ canxi huyết

Trẻ sơ sinh cũng rất hay bị hạ đường huyết canxi. Khi trẻ bị hạ canxi huyết sẽ có các biểu hiện như trằn trọc khi ngủ. Ngủ không ngon giấc và hay quấy khóc vặn mình.

Cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc

tre-so-sinh-ngu-hay-giat-minh-khoc
                                           Cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ giật mình

Để có thể giúp bé có được một giấc ngủ đủ giấc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây nhé. 

– Mẹ không nên ru bé ngủ trên tay. Bởi khi bé ngủ và bị đặt xuống giường sẽ rất dễ bị giật mình thức giấc. Cho nên khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ mẹ hãy cho bé lên giường và nhẹ nhàng ru bé ngủ. 

– Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại ủ kén cho bé khi ngủ. Việc quấn bé vào trong ủ kén cũng sẽ là một biện pháp giúp hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ. Bởi trẻ có cảm giác an toàn và yên tâm nên dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Mẹ nên quấn bé vừa phải không nên quấn chặt quá nhé.

– Khi bé ngủ mẹ nên kiểm tra thường xuyên bỉm tã của trẻ và thay tã khi bỉm của bé đã đầy. Để trẻ không bị ướt mông khó chịu. Đồng thời kiểm tra nhiệt độ phòng, thân nhiệt của trẻ để đảm bảo bé không bị nóng hay lạnh quá. 

– Vào ban ngày mẹ cũng nên cho bé hoạt động nhiều hơn. Vui đùa cùng với trẻ sẽ giúp buổi tối bé ngủ ngon hơn. 

– Ngoài ra để trẻ sơ sinh không bị giật mình khóc thét khi ngủ thì mẹ hãy tập thói quen ngủ đúng giờ cho bé

– Và cuối cùng mẹ cần cho bé ngủ trong môi trường thật yên tĩnh, không có tiếng ồn lớn. 

Có thể mẹ quan tâm: >>> Bé sơ sinh ngủ mấy tiếng một ngày là đủ?

Hậu quả trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quấy khóc

Khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét nếu tình trạng này không được cải thiện mà vẫn xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới trẻ rất nhiều từ tinh thần cho tới sức khỏe như:

– Trẻ giảm khả năng nhận thức. Khi ngủ trẻ thường xuyên giật mình khóc thét sẽ khiến trẻ không có giấc ngủ sâu. Đồng thời sẽ gây ức chế đến bộ não của trẻ. Vì não bộ của trẻ trong những năm tháng đầu đời vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn. Những em bé thiếu ngủ, giật mình khi ngủ thường có khả năng học hỏi và xử lý kém hơn những đứa trẻ được ngủ sâu giấc. 

– Làm tăng nguy cơ đột tử. Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình hoảng hốt. Khóc liên tục làm gây ức chế hô hấp, cao huyết áp và ngưng thở. 

– Trẻ chậm tăng cân. Giấc ngủ ở trẻ rất quan trọng giúp trẻ phục hồi sức khỏe sau một ngày dài hoạt động. Khi trẻ có giấc ngủ sâu sẽ giúp kích thước tuyến yên tiết ra loại hormone tăng trưởng cao gấp 4-5 lần so với bình thường. Nhờ vậy mà giúp bé tăng cân, tăng chiều cao phát triển toàn diện. 

– Khiến trẻ dễ bị đói lả. Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình sẽ khiến trẻ bị đói lả có cảm giác thèm ăn giữa đêm.

Hy vọng với những thông tin trên mẹ đã có thể biết được nguyên nhân cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc rồi. Mẹ hãy tạo cho bé sơ sinh có những giấc ngủ ngon và sâu để bé được phát triển một cách toàn diện. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm kinh nghiệm chăm sóc bé tại Blogmebimsua.com. Trang chuyên cung cấp mọi vấn đề  từ dinh dưỡng đến bệnh trẻ em, cách chăm sóc em bé từ miếng ăn, giấc ngủ giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất.

Xem thêm:

>>> [Giải đáp] Làm cách nào cho bé ngủ xuyên đêm không quấy khóc?

>>> Tại sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc không chịu ngủ? Cách khắc phục?