Bé sơ sinh ngủ mấy tiếng một ngày là đủ?

0
855

Bé phải ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày mới đủ? Câu hỏi có vẻ hơi vô duyên vì chỉ có bé mới biết nó cần ngủ mấy giờ và muốn ngủ vào lúc nào. Nếu ta biết rằng một trẻ sáu tháng phải ngủ 12 giờ một đêm là đủ, không lẽ bé ngủ hơn 12 giờ là dựng cổ dậy, còn ngủ chưa đủ 12 giờ là bắt bé phải nhắm mắt cho đủ giờ sao? 

Bé nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?

Blogmebimsua.com thấy có rất nhiều bà mẹ bỉm sữa than phiền – có khi còn sợ hãi nữa – vì thấy bé cứ ngủ mãi; bà khác lại ốm yếu gầy mòn vì ru mãi không chịu ngủ, cứ đòi ẵm hay bé ngủ ỳ vào ban ngày còn thức ban đêm. Vì thế để tiện so sánh với bé, ta cũng nên biết thời gian ngủ trung bình của bé qua các giai đoạn khác nhau. 

  • Bé sơ sinh ngủ mấy tiếng một ngày là đủ?
  • Trong mấy tháng đầu, bé ngủ từ 16 – 20 giờ mỗi ngày
  • Được 1 tuổi bé ngủ khoảng 14 – 16 giờ mỗi ngày
  • Lên 2 tuổi ngủ 14 giờ và tới 6 tuổi khoảng 12 giờ. 

Đó chỉ là những con số trung bình mà các chuyên gia tính toán được. Có bé cần ngủ nhiều, có bé ngủ ít hơn – và người lớn cũng vậy – nếu chúng vẫn khỏe, vẫn ăn, vẫn chơi thì chẳng có vấn đề gì đáng lo ngại cả. Cứ để cho bé ngủ tùy thích là tốt nhất.

Những tháng đầu thường bé cứ bú no là lại lăn ra ngủ. Nếu bé bú xong mà không ngủ, còn bứt rứt chắc là do bé còn đói, hoặc mẹ thiếu sữa, hoặc sữa mẹ pha không đủ. Có khi bé bị đau bụng do ta không nhớ ợ hơi sau khi cho bé bú, cũng có khi vì ăn không tiêu.

Càng lớn lên thời gian bé ngủ càng ít. Từ một tuổi bé ngủ hai giấc một ngày và từ 2 tuổi bé thường chỉ ngủ một giấc về ban đêm. Vào thời kỳ này, diễn biến tâm lý của bé thay đổi phức tạp, bé thường phản kháng ba má, ganh tị với em, hờn giận, lo sợ, ác mộng, bé khó ngủ, không còn ngủ được như trước hay có thể mất ngủ nữa. Bác sĩ sẽ tùy trường hợp mà có thể sẽ kê cho một loại an thần nhẹ, nếu cần.

Ba mẹ cần lưu ý những điểm sau khi cho bé con đi ngủ

Khi ngủ, có bé thích nằm sấp, bé nằm ngửa. Có người cho rằng những bé ngủ sấp thường dễ giật mình, dễ ngủ hơn là nằm ngửa và trong trường hợp bé bú nhiều hơi thì nằm sấp giúp bé bớt đau bụng, dễ ngủ. Có bác sĩ còn cho rằng nếu bé ngủ nằm sấp có cái lợi nữa là nếu bị ọc sữa, sẽ không bị ngộp thở như khi bé nằm ngửa. 

Bé sơ sinh ngủ mấy tiếng một ngày là đủ?

Thật tế, nằm sấp hay nằm ngửa cũng chẳng phải là vấn đề, có điều nếu bé nằm ngửa nên để ý thay đổi thế nằm để đầu bé không bị méo mó vì cứ nằm mãi một bên. (Nhưng nếu đã lỡ méo nhưng chẳng hại gì cho sự phát triển của bé vì xương sọ bé vẫn còn giãn nở và đầu bé vẫn sẽ bình thường lại về sau này).

Dù sao ba mẹ nên tạo thói quen cho bé ngủ đúng giờ, như thế có lợi cho ta hơn. Khi bé còn nhỏ, bé thích ngủ thức lúc nào tùy ý nhưng khi bé lên một tuổi ta có thể tập cho bé ngủ đúng giờ được. Như vậy vừa khỏe cho ta vừa tốt cho bé. Tập không khó. Sau khi bé ăn no, nghỉ ngơi một lúc, tắm rửa sạch sẽ rồi cho bé ngủ. Cương quyết một chút bé sẽ phải nghe ta. Sau một vài hôm liên tiếp như vậy bé sẽ tự nhiên tới giờ đó là ngủ.

Tiếng động ồn ào, ánh sáng đèn điện làm bé khó ngủ. Tuy vậy, vẫn có những bé ngủ ngon lành. Theo tôi, không nên tập cho các bé khó tính. Làm sao để bé có thể ngủ chỗ ồn cũng được, chỗ yên tĩnh cùng được, làm sao ngủ dưới ánh đèn cũng được mà ngủ trong tối cùng oke. Tất cả những điều đó chỉ tùy thói quen mà thôi. Có nhiều bé chỉ quen ngủ trên chiếc giường quen thuộc khai ngấy, với chiếc gối cũ xì và cái mền hôi hám. Ở một nơi khác sạch sẽ hơn, sang trọng hơn chúng sẽ mất ngủ.

Thực khó mà có thể tập cho bé thích ứng với mọi hoàn cảnh trong thời gian ngắn được. Xa cái “ổ” của nó, nó cũng lưu luyến chứ, ta phải chấp nhận thôi. Nếu có một phòng riêng cho bé sẽ tốt hơn với phòng chung, nhưng với điều kiện sinh sống của chúng ta, thật là khó nếu điều kiện không cho phép. Không nên cho bé ngủ chung với mẹ bé vì bé sẽ “đeo dính” mẹ hoài. Dù sao có một chỗ ngủ  đủ thoáng, mát, yên tĩnh, bóng tối vừa phải, bao giờ cũng tốt cho giấc ngủ của bé hơn.

Nhiều bé hay bất chợt tỉnh giấc đêm khuya, loay hoay một lúc, chúng lại ngủ lại. Nhưng nếu bà mẹ nhạy cảm quá, bé vừa ngọ nguậy đã quay sang vỗ về thì bé sẽ nhõng nhẽo đòi hỏi đủ thứ. Nhưng khi bé thức dậy lâu, vì đói hay vì tiểu ướt đệm hay vì tè ướt quần mà bà mẹ không để ý gì cả thì cũng đáng trách.

Từ hai tuổi trở đi, bé thức giấc nửa đêm để chạy đến chỗ mẹ. Có bác sĩ khuyên nếu cho bé nằm riêng nên tức khắc dẫn bé về giường, cương quyết không cho bé ngủ chung bởi bé sẽ quen đi. Nhưng thường nếu bé gặp một cơn ác mộng hoặc đau ốm hay có điều gì làm bé sợ hãi nên bé đến cầu cứu. Trong những trường hợp đó, ta phải giúp bé, ôm bé ngủ say rồi mới đem bé về giường. Đuổi xua bé trong trường hợp đó thực tội nghiệp!

Qua bài viết trên đây chắc các mẹ đã hiểu rõ hơn về thói quen sinh hoạt và giờ giấc của con. Hơn hết hãy quan tâm chăm sóc để ý thói quen ngủ nghỉ của bé nhà mình và nếu có bất cứ điều gì băn khoăn thắc mắc hãy tìm đến chúng tôi để được giải đáp kỹ hơn nhé.

>> Tin liên quan: