Sinh mổ có dấu hiệu chuyển dạ không? Đây là câu hỏi mà hầu hết các mẹ bầu sắp đến ngày sinh rất quan tâm và khá là lo lắng. Để trả lời câu hỏi này thì các mẹ bầu đọc kỹ bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Nội dung bài viết
Sinh mổ là gì?
Sinh mổ là chủ động lấy thai trong bụng khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Khi sinh mổ thì thời gian thời gian mà mẹ phục hồi sức khỏe lâu hơn và việc sinh mổ do phẫu thuật cũng có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé.
Những nguyên nhân nào cần phải sinh mổ mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?
Sau đây là một vài dấu hiệu sinh mổ không có dấu hiệu chuyển dạ các mẹ cần lưu ý:
Nguyên nhân do mẹ
- Do người mẹ có bệnh nặng không thể mang thai được nữa. Hoặc có thể bệnh lý của mẹ hay thai nghi nghiêm trọng cần phải chấm dứt ngay lập tức.
- Người mẹ bị huyết áp cao do thai kỳ mà không điều chỉnh được bằng thuốc gây mê sẽ nguy hiểm cho cả con và mẹ.
- Những người mẹ mắc bệnh về tim mạch mà cơ thể yếu sẽ trở nên tệ hơn trong quá trình chuyển dạ.
- Mang thai sinh đôi hay nhiều thai trong một thời điểm.
- Đã qua sinh mổ ở những lần sinh trước.
- Bị các bệnh lý do có thai gây ra.
Nguyên nhân do thai nhi
- Thai quá to trên 3,5kg là mẹ đẻ con so, trên 4kg là mẹ đẻ con dạ.
- Bé có các bệnh hoặc các triệu chứng suy tim (tim đập quá nhanh hoặc quá chậm).
- Thai bị thiếu dinh dưỡng.
Các nguyên nhân khác
- Rau tiền đạo trung tâm, rau tiền đạo chảy máu nhiều, hết nước ối,…
- Những bà mẹ có tiền sử về sản khoa do thai chết lưu nhiều lần, thai chết lưu trước khi chuyển dạ.
Khi sinh mổ mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ có gây ra bất lợi không?
Nếu thai ở trong tình trạng yếu sinh mổ lấy thai ra sẽ giảm được các rủi ro như bị ngạt, sang chấn do khó sinh. Còn nếu thai đang trọng tình trạng khỏe mạnh chưa có dấu hiệu chuyển dạ mà sinh mổ sẽ gây rất nhiều bất lợi cụ thể:
Bất lợi cho mẹ
- Sinh mổ người mẹ sẽ có thể để lại các di chứng như tai biến do gây mê hoặc phẫu thuật, người mẹ có thể bị mất rất nhiều máu do phẫu thuật kéo dài và thời gian để sức khỏe phục hồi cũng lâu hơn.
- Sinh mổ dễ có thể bị nhiễm trùng vết mổ. Về thẩm mỹ sẽ để lại vết sẹo, sẹo mổ trên thân tử cung có thể bị rạn nứt trong các thai kỳ tiếp theo.
- Các mẹ khi sinh mổ thời gian đầu sữa chưa về nên chưa thể cho con bú có thể về sau sẽ ảnh hưởng đến sự phân tiết bình thường của tuyến sữa.
Bất lợi cho con
- Khi tự chủ động sinh mổ lấy thai ra khi chưa đủ ngày tháng thì con sinh ra có khả năng suy hô hấp, hội chứng phổi ướt.
- Có thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và bị dị ứng so với các bé bình thường khác do không được tiếp xúc với các vi khuẩn ở sinh thường. Đó có thể là lý do mà các mẹ không sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
- Ngoài ra, có thể hay mắc nhiều bệnh lý.
Đẻ mổ có nên đợi chuyển dạ không?
Trong các trường hợp hết sức cần thiết thì các mẹ cần phải được hội chẩn thật chính xác. Không nên vì bất kỳ một lý do cá nhân nào mà cố tình sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì nhất định sẽ phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề.
Nhất là hậu quả chọn giờ đẹp để mổ, có rất nhiều các trường hợp sau sinh bị tử vong hoặc suy hô hấp nặng. Khi chuẩn bị làm mẹ thì cần phải có đủ kiến thức hiểu biết về khoa học sao cho hợp lý. Đừng vì các lý do tác nhân bên ngoài mà ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Bài viết có liên quan:
>>> Thai 42 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có nên sinh mổ?
>>> [Tư vấn] Sau sinh bao lâu thì có thai lại, cả sinh mổ và sinh thường?