[Hỏi đáp] Sau sinh ăn tôm được không? Khi nào ăn tôm là hợp lý?

0
15032

Có người khuyên em rằng, đẻ xong nên ăn tôm luôn, thậm chí ăn cả một con tôm hùm to để co dạ con nhưng mẹ chồng em lại bảo sau sinh mà ăn tôm thì không tốt bởi sẽ làm vết mổ, vết khâu bị lồi, không lành được.

Chuyên gia blogmebimsua.com có kinh nghiệm vui lòng giải đáp cho em vấn đề này với, sau sinh ăn tôm được không ạ?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi cho blogmebimsua.com, về câu hỏi của bạn chúng tôi sẽ giải đáp từ giá trị dinh dưỡng của tôm, tác dụng của tôm với sức khỏe và thời điểm ăn như nào cho đúng để bạn hiểu rõ hơn nhé.

Giá trị dinh dưỡng trong tôm

Tôm là thực phẩm rất giàu protein, nguồn protein gần như tinh khiết. Theo phân tích, trong 100g nguồn dinh dưỡng trong tôm tươi có đến 18,4g protein. Tôm còn chứa hàm lượng Vitamin B12 cực dồi dào, cứ trong 100g tôm chứa 11.5μg vitamin B12.

sau sinh ăn tôm được không
Tôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, tôm còn là ,một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt, canxi, omega- 3… nhất.

Tác dụng của tôm với sức khỏe

Theo viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết, tôm là thực phẩm giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ và ung thư cũng như củng cố hệ xương khớp.  Tôm, tép có hàm lượng đạm tương đương với các loại thịt động vật khác, ngoài ra nó còn rất giàu canxi, photpho, axit béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. 

sau sinh ăn tôm được không
Tôm giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, ngừa ung thư

Cứ 100g tôm cung cấp hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày có khả năng loại bỏ và thải trừ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Do đó, ăn tôm có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. 

Hơn thế nữa, cứ trong 100g tôm có đến 2000 mg canxi – là yếu tố thiết yếu trong cấu tạo mô xương, góp phần hệ xương khỏe mạnh. Tuy nhiên, nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng chứ không nằm ở vỏ tôm như một số người đã nhầm tưởng. Dinh dưỡng trong tôm chứa rất nhiều omega-3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, trầm cảm, axit béo omega-3 còn giúp chống oxy hóa, đẩy lùi quá trình lão hóa.

Bà đẻ sau sinh ăn tôm được không?

Theo quan niệm truyền thống từ xưa cho rằng, bà đẻ sau sinh ăn tôm hay bất kể đồ hải sản nào có mùi tanh đều dễ bị cảm lạnh, đau bụng. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng sau sinh thì không được ăn tôm nên với câu hỏi sau sinh ăn tôm được không của chị, chúng tôi xin trả lời là CÓ nhé.

sau sinh ăn tôm được không
Bà đẻ sau sinh ăn tôm được không?

Lượng dinh dưỡng cao có trong tôm đặc biệt hữu ích cho phụ nữ sau sinh. Lượng protein dồi dào giúp mẹ mau chóng làm lành vết thương, hồi phục sức khỏe. Tôm cũng là thực phẩm giàu canxi, một khi mẹ ăn tôm thì lượng canxi đó sẽ được cung cấp cho con qua đường sữa mẹ. Nhờ đó mà hệ xương của trẻ phát triển, sức đề kháng tăng và bé ngủ ngon hơn.

Cũng có nhiều mẹ cho rằng, ăn tôm sau sinh chỉ tốt trong trường hợp các mẹ sinh thường, còn với mẹ sinh mổ thì nên kiêng. Các cụ vẫn truyền tai nhau ăn tôm lạnh bụng, gây nổi mẩn đỏ sau sinh. Thực thế, khoa học không công nhận điều này mà còn chứng minh ngược lại, ăn tôm tốt cho cả mẹ sinh mổ và sinh thường.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ sau sinh ăn mực được không?

Mẹ ăn tôm sau sinh thế nào cho đúng?

Bất kỳ loại thực phẩm nào dù tốt nhưng bị lạm dụng quá nhiều đều sẽ phản tác dụng. Và tôm cũng thế, việc ăn quá nhiều dễ gây ra tình trạng ngộ độc, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

sau sinh ăn tôm được không
Ăn tôm đúng cách mang lại nhiều lợi ích to lớn

Cách ăn tôm dưới đây sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho bà đẻ:

  • Sau sinh, chỉ nên ăn tôm với một lượng vừa đủ và đúng cách. Trong thực đơn dinh dưỡng 1 tuần nên duy trì 2 – 3 ngày có tôm là tốt nhất.
  • Cần lựa chọn những con tôm tươi, còn sống, không nên ăn tôm đông lạnh sau sinh. Nấu chín kỹ, khi nấu có thể cho thêm một chút gừng để giảm tính lạnh của tôm.
  • Đảm bảo sơ chế tôm thật kỹ, tốt nhất là ngâm muối trắng từ 10-15 phút cho chắc tránh tình trạng còn giun sán kí sinh gây tình trạng ngộ độc.
  • Tránh ăn tôm khi đang có dấu hiệu ho, cảm cúm.
  • Không ăn tôm cùng lúc các loại rau củ, trái cây giàu vitamin C vì dễ bị ngộ độc vô cùng nguy hiểm.
  • Ngoài ra, khi ăn tôm trong giai đoạn cho con bú, ngoài việc xem phản ứng từ cơ thể mẹ cũng phải xem bé bú sữa mẹ có bị dị ứng không, để có phương pháp điều chỉnh lượng tôm sao cho phù hợp nhất

Hi vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, sẽ giúp chị có cho mình câu trả lời sau sinh ăn tôm được không cũng như cách ăn tôm như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Chúc anh chị và bé luôn mạnh khỏe!

>>> Tin liên quan: