Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao? Bệnh nào nguy hiểm?

0
1057

Khi một bà mẹ ẵm một đứa bé chừng 2 tháng đến khai với bác sĩ là “cháu bị đau bụng?”, nếu chẳng hạn bác sĩ hỏi lại: “làm sao bà biết cháu đau bụng? Thì bà sẽ ấp úng, không thể nào giải thích được. Có thể bà biết được vì trực giác, do kinh nghiệm, hay nói một cách khác là trực giác kinh nghiệm mách bảo, có lẽ thế.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị đau bụng thì có muôn hình vạn trạng. Biết bao nhiêu bệnh khác nhau đều có thể có chứng đau bụng, từ ăn không tiêu… đến bệnh nghẹt ruột, viêm ruột dư… phải mổ cấp tốc. Bác sĩ khám bệnh hỏi cặn kẽ các triệu chứng hằng ngày, đôi khi phải siêu âm, chụp phim, phải thử máu, vậy mà cũng có lúc phải chờ… mổ bụng ra mới biết được bệnh!   trẻ sơ sinh bị đau bụng

Trẻ sơ sinh bị đau bụng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

 “Đau bụng” ẩn chứa đầy rắc rối như thế vì ở bụng có rất nhiều cơ quan, nào ruột, gan, bao tử, tụy, lách, thận, bàng quang… đều có thể đau. Một bệnh tổng quát nào đó cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn bộ tiêu hóa, làm đau bụng, ói, tiêu chảy hay bón.

Nói như vậy, cũng chỉ để mọi người có thể nhận ra mức độ nguy hiểm của chứng đau bụng. Nó không đơn giản chỉ là bệnh thông thường. Nó rắc rối. Nó nguy hiểm.

Đau bụng xuất hiện như thế nào và cách chữa đau bụng

Một bé khoảng 1 – 2 tuổi vẫn đang vui chơi, khỏe mạnh, đột nhiên đau ngất từng cơn, lăn lộn ôm bụng thì phải coi chừng lồng ruột. Sau đó, mới xuất hiện các triệu chứng ói mửa, tiêu ra máu… Vì thế, đau bụng là dấu hiệu đầu tiên, các bác sĩ thường căn cứ vào dấu hiệu của đau bụng để có cách chữa kịp thời.

Một bé trai mắc chứng sa ruột bẹn lâu ngày vẫn không sao, chỉ nổi u một cục ở háng khi to khi nhỏ, rồi bỗng dưng bé đau bụng, lăn khóc, dỗ thế nào cũng không nín thì phải nghĩ ngay tới chứng sa ruột bị thắt nghẽn,  phải có biện pháp can thiệp ngay để cứu bé. 

trẻ sơ sinh bị đau bụng
Khi phát hiện bé bị đau bụng phải đưa bé đi khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp sớm

Rồi một bé khác hơi đau bụng ở vùng hố chậu phải, hâm hấp sốt, táo bón hoặc tiêu chảy… đôi khi ta thấy đó chỉ là bệnh nhẹ, không có gì quan trọng nhưng rất có thể bé bị viêm ruột thừa! Một bé vài ba hôm lại kêu đau bụng, đau âm ỉ, không rõ ràng hoặc bé kêu đau xung quanh rốn thì có thể chỉ vì sán lãi. 

Một số bệnh tổng quát khác có thể làm bé đau bụng như cảm, cúm, đau cổ họng, nóng sốt, lúc đó bộ tiêu hóa trở thành xấu, ăn không tiêu, không tiêu hóa nổi thức ăn! Cũng nên kể thêm các bệnh thương hàn, sốt xuất huyết cũng làm đau bụng nhiều. (Xem các bài sau trên trang blogmebimsua.com).

Trường hợp các bé đã lớn, ăn linh tính không theo quy chuẩn nào cả thì trúng thực là thường: dưa hấu, xoài, đu đủ, kem, bánh ngọt… Đau bụng và ói, ỉa. Các bà mẹ có kinh nghiệm có thể nhận ra bé trúng thực vì nhiều khi… chính bà cũng tham dự vào bữa ăn đặc biệt đó! Cho nên phải chú ý nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm!

Trẻ sơ sinh bị đau bụng thông thường là do bú không tiêu, hoặc do sữa mẹ để ngoài nhiễm khuẩn hoặc do sự pha chế không đúng cách, (pha đặc quá hay loãng quá) hoặc bé bị cho ăn bột nhiều quá.

Một thứ đau bụng khác ở bé trong thời gian từ khi mới sinh đến 3 – 4 tháng là ba mẹ khổ tâm nhiều vì bé cứ khóc hoài, khóc liên tục nhiều giờ, dỗ dành ru đủ kiểu đủ cách cũng chỉ nín được chút đỉnh rồi lại khóc. Thường thường, những cơn đau bụng đó (được gọi là đau bụng hồi 3 tháng) do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân chính là do bé nuốt quá nhiều hơi vào bụng trong lúc bú và lúc khóc. 

trẻ sơ sinh bị đau bụng
Trẻ sơ sinh bị đau bụng do nuốt quá nhiều hơi trong lúc bú

Hơi làm đầy bụng,  đau ấm ách mãi, đến khi nào hơi “xì” ra hết bé mới bình thường trở lại. Bé nuốt hơi nhiều có thể do núm vú mẹ soi nhỏ quá, khi bú bé phải ráng hết sức để nút và hơi theo vào. Ngược lại, soi núm vú to quá hay cầm bình bú nghiêng thì cũng làm hơi trong bình theo vào bụng bé nhiều. Bé đau thì khóc, mà khóc càng to thì càng hít nhiều hơn vào bao tử, rồi lại đau, lại khóc và cái vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp tục. Bé khóc hằng nhiều giờ liền cũng là vì thế. 

Muốn tránh được tình trạng này trước hết phải lưu ý soi núm vú cho vừa, không nhỏ quá cũng không to quá. Lúc bú, dựng đứng bình bú lên để khí không chui vào bụng bé. Bé bú xong, nâng bé lên, vuốt hay vỗ lưng cho bé “ợ hơi”. Khi bé giãy giụa, khóc lóc, khiến bé xì hơi ở hậu môn cũng có lợi cho bé lắm! Có thể cho bé nằm sấp, bụng đỡ đau và giúp hơi ra mau. Sau cùng mà vẫn không khỏi phải nhanh chóng ẵm đến bác sĩ để khám xem có phải dấu hiệu của bệnh còi xương sớm không.

Khuyến cáo: Nên cho trẻ bú sữa mẹ. Trẻ bú mẹ chắc chắn không bị nút nhiều hơi gây đau bụng như trẻ bú bình.

Cũng nên nói thêm những xúc cảm quá mạnh như quá giận dữ, lo lắng, quá vui mừng. cũng có thể dẫn đến đau bụng ở trẻ. Lúc đó bao tử, ruột co thắt lại và bé bị đau. Y học ghi nhận rằng những trường hợp đau bụng tháng thứ hai của các bé ở tuổi đi học mà làm biếng muốn ở nhà, có bé đau bụng vào ngày tựu trường…

>>> Tin liên quan: