Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Triệu chứng, cách chữa và cách phòng ngừa

0
1033

Cho đến thời điểm hiện tại, số trẻ em bị mắc bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em vẫn đang có xu hướng gia tăng cục bộ, làm tăng đáng kể số ca tử vong ở trẻ mỗi năm. Bệnh sốt xuất huyết trẻ em khá phức tạp, do đó mẹ cần nắm vững về triệu chứng sốt xuất huyết, cách chữa và cách phòng ngừa từ sớm để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một loại virus có tên Dengue gây ra. Loài muỗi vằn Aedes Aegypti là vật chủ trực tiếp lây truyền virus Dengue, chúng sống chủ yếu ở các vùng nước đọng lâu ngày. 

Bệnh sốt xuất huyết trẻ em
Muỗi vằn Aedes Aegypti gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Muỗi Aedes Aegypti chuyên đi hút máu người vào ban ngày, hoạt động mạnh nhất vào lúc sáng sớm và khi chiều tà. Đây cũng chính là thời điểm mà trẻ em thường hay vui chơi, hoạt động ngoài trời nhiều nhất nên đôi khi bị muỗi cắn lúc nào cũng không biết.

Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết muỗi đốt, xuất phát từ những con muỗi cái mang mầm bệnh. Sau thời gian ủ bệnh trong khoảng 4-10 ngày, muỗi mang virus có thể lây lan virus cho người trong suốt thời gian sống còn lại của nó.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em 

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em diễn biến khá phức tạp và có nhiều triệu chứng khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và chuyển biến nhanh chóng qua 3 giai đoạn liên tiếp đó là giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em 
Có nhiều biểu hiện khác nhau của bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn 1: Giai đoạn sốt

Khi mới bắt đầu, trẻ em bị mắc bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao đột ngột và liên tục. Bé còn quá nhỏ thì liên tục bứt rứt, quấy khóc. Trẻ lớn hơn thì có biểu hiện đau đầu, chán ăn, buồn nôn, có chấm xuất huyết dưới da, toàn thân đau nhức, hai mắt cũng hơi nhức, kèm theo đó là chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Giai đoạn 2: Giai đoạn nguy hiểm

Sau giai đoạn sốt là đến giai đoạn cực kỳ nguy hiểm của bệnh, thường rơi vào khoảng thời gian từ 3-7 ngày kể từ thời điểm mắc bệnh. Trẻ lúc này có thể vẫn đang còn sốt hoặc đã thuyên giảm, bị thoát huyết tương. Nếu huyết tương bị thoát ra quá nhiều sẽ dẫn đến sốc, nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

Có một điều ba mẹ cần lưu ý, tránh nhầm lẫn giữa xuất huyết và bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Không phải trẻ em nào mắc bệnh sốt xuất huyết cũng có biểu hiện xuất huyết, nhưng vẫn mang bệnh. 

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em 
Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Do đó mà trẻ bất kể có xuất hiện chứng này không thì vẫn có khả năng đã tới giai đoạn nguy hiểm dẫn đến tử vong. Các biến chứng nguy hiểm có thể nói đến như trường hợp trẻ bị sốc, biểu hiện tình trạng suy giảm: hạ huyết áp, giảm tri giác, giảm thân nhiệt.

Giai đoạn 3:  Giai đoạn phục hồi

Khi đã qua giai đoạn nguy hiểm khoảng 48-72 giờ là giai đoạn phục hồi. Thời điểm này, trẻ không còn sốt, tình trạng bệnh diễn biến tốt, bắt đầu có cảm giác thèm ăn, huyết áp bình thường và đi tiểu nhiều lần hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần – tiềm ẩn nhiều chứng bệnh đáng ngại

Hướng dẫn cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà

Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, cần lập tức đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán. Sau đó, tùy theo khuyến nghị của các bác sĩ mà có thể điều trị tại nhà và đi khám lại theo lịch hẹn. Lưu ý khi điều trị tại nhà cần làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể:

cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà
Đi khám bác sĩ để chẩn đoán đúng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
  • Nếu bé sốt cao trên 39 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, thực hiện theo cách hạ sốt cho trẻ tại nhà. Không nên dùng các loại thuốc hạ sốt khác nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn loãng, dễ tiêu chia nhiều bữa trong ngày, cân bằng dinh dưỡng. Chú ý tránh các thực phẩm và nước uống có màu sẫm để không bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
  • Trẻ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, không vận động mạnh trong suốt thời gian mắc bệnh sốt xuất huyết.
  • Nếu trẻ không thể bổ sung nước, thức ăn vào cơ thể do nôn ói ói quá nhiều, cơ thể mệt mỏi, không tỉnh táo cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn thêm.

Ngoài ra, nếu gặp một số trường hợp sau đây khi đang chăm trẻ bị sốt xuất huyết, cần lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ:

  • Vật vã, lừ đừ;
  • Đau bụng ngày càng nặng;
  • Da xung huyết nhưng tứ chi lạnh;
  • Nôn ói đột ngột, liên tục;
  • Xuất huyết tiêu hóa đột ngột.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Không có cách nào phòng tránh bệnh sốt xuất huyết tốt hơn bằng cách diệt muỗi, phòng tránh bé bị muỗi đốt và cho cả gia đình tránh tình trạng bệnh lây truyền. Ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề cơ bản để phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cơ bản như sau:

  • Cho bé chơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh ao tù nước đọng, bụi cây…nhất là vào thời điểm sáng sớm và chiều tối
  • Cho con mặc bộ quần áo dài tay khi vui chơi ngoài trời
  • Cho con ngủ mùng
  • Dùng bình diệt muỗi, nhang muỗi để xua muỗi
  • Luôn luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, trong cách ngóc ngách tủ, kệ, bàn để muỗi không có không gian trú ẩn.
  • Nếu gia đình có người mắc bệnh, cần cách ly để tránh lây truyền virus cho người khác.

Ba mẹ có thể dùng cách sau đây để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy):

phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Diệt muỗi quang, bọ gậy phòng bệnh sốt xuất huyết trẻ em
  • Không để muỗi có không gian vào đẻ trứng bằng cách đậy nắp tất cả các vật dụng chứa nước.
  • Các bể nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) có thể thả vài chú cá 7 màu vào để diệt lăng quăng hay bọ gậy.
  • Khơi thông máng xối.
  • Thu gom, loại bỏ các vật dụng không dùng đến như chai, lon, lọ, mảnh chai, mảnh ly vỡ,… đặc biệt vào sau ngày mưa.
  • Dọn vệ sinh môi trường xung quanh nơi mình sinh sống, đậy nắp các dụng cụ chứa nước không dùng đến.
  • Phối hợp với chính quyền và ngành y tế địa phương trong các đợt phun xịt hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết bùng phát.

Sốt xuất huyết là một trong những căn nguyên có thể dẫn đến tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần biết một số biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em để có thể kịp thời phát hiện, lập tức đưa trẻ đi khám và điều trị, tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Hãy theo dõi các bài viết mới nhất của blogmebimsua.com mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin khác liên quan nhé

>>> Tin liên quan: