Nuôi con bằng sữa mẹ có ý nghĩa liên quan đến khả năng sống còn của trẻ sơ sinh , trong đó sữa non cho trẻ sơ sinh đánh dấu lập trình đầu đời đầu tiên của trẻ, là nguồn sữa đem đến nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ sau này. Thực hư vì sao trẻ bú mẹ chậm tăng cân các bạn hãy cùng blogmebimsua.com tìm hiểu sâu hơn nhé.
Quy trình sản xuất – TT sữa mẹ
Bé ti mẹ từng cử là cả 1 dây chuyền từ sản xuất đến tiêu thụ, chủ yếu qua 4 bước sau:
- Bước 1 – (mẹ) tạo sữa (milk production)
- Bước 2 – (mẹ) tiết sữa (milk ejection)
- Bước 3- (mẹ và con) truyền sữa từ mẹ sang con (milk transfer)
- Bước 4- (con) nhận và hấp thụ sữa (metabolism)
Tương tự, khi chúng ta hứng nước, nhưng nước nhỏ giọt và hứng được rất ít…, thì có nhiều điểm cần phải xem xét, chứ không chỉ là công suất của nhà máy nước, ví dụ, các chỗ nối có kín không? cái khoá nước đang mở hay đang đóng? xô hứng nước kín hay thủng?
Nhiều người tưởng rằng cứ tạo nhiều sữa thì tự nhiên sữa sẽ tiết ra tốt, tự nhiên bé sẽ bú được nhiều.Nhưng nếu vậy, thì tại sao lại có hiện tượng tắc sữa hay cương sữa! Mẹ nào cũng có lúc sữa tức căng trong ngực mà không tiết ra được! Hoặc vì sao có khi sữa mẹ dồi dào, mà con bú không tăng ký! Như thế, chứng tỏ việc tạo sữa và tiết sữa và bú sữa là ba cơ chế độc lập!
Trong cả quá trình này, bước 3 là cực kỳ quan trọng, vì hiệu quả của bước 3 còn giúp kích thích việc tạo sữa ở bước 1 và kích thích tiết sữa ở bước 2 ở mẹ, và tạo điều kiện tối ưu cho bước 4.
Do đó, nếu con không ti được nhiều sữa, hay bú lâu không no, tăng cân quá ít,… giải pháp không phải luôn luôn là mẹ phải bồi dưỡng hoặc uống thuốc lợi sữa (chỉ giúp cải thiện bước 1), mà mẹ còn phải chú trọng tìm giải pháp cho bước 2 và bước 3!
Betibuti đã có bài viết chi tiết về giải pháp bước 2 và 3 – đặc biệt bài “KHỚP NGẬM ĐÚNG” (“good latch”), là kiến thức và kỹ năng căn bản và quan trọng cho tất cả các bà mẹ nuôi con sữa mẹ.
Sữa trước, sữa sau – lý giải vì sao trẻ bú mẹ chậm tăng cân
Chuyên gia Betibuti giải đáp băn khoăn của các mẹ rằng sao việc tăng cân của bé bú mẹ thường cứ giảm dần ở tháng thứ 3, thứ 4… dẫn đến quyết định của nhiều mẹ cho con bú sữa công thức, hoặc cho ăn dặm sớm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bé không bú đủ cữ, không phải do chất lượng/số lượng của sữa mẹ.
Sữa già (matured milk) [- khác với sữa non (colostrum) của 5 ngày đầu sau khi sinh – một dịp khác chúng tôi sẽ bàn về sữa non cho trẻ sơ sinh sau nhé] được tạo ra trong 1 cữ bú gồm 2 phần: sữa trước (foremilk) và sữa sau (hindmilk).
Sữa trước giống như món tráng miệng rất nhiều nước, nhiều vitamin, protein.. (vì thế bé không cần uống nước) giải khát và tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Sữa sau giống như món chính rất nhiều năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng, chất béo…giúp cho bé no và tăng cân.
Trong hình minh hoạ là sữa trước và sữa sau.
Nguyên do 1:
Tuỳ từng bé, nhưng thường thì từ cuối tháng thứ 2, đầu tháng thứ 3, bé đã rất tỉnh táo và lanh lợi, nhiều bé rất thích hóng chuyện và tò mò với mọi tiếng động, hoặc mọi câu chuyện diễn ra quanh mình.
Vì hóng chuyện nên bé ham chơi hơn ham ăn, nên khi bú hết sữa đầu, chưa bú được bao nhiêu sữa sau đã bỏ cữ bú.
Cách khắc phục:
Mẹ tuyệt đối im lặng, không nói chuyện với bé hay với bất kỳ ai khác khi đang cho bé bú. Chọn nơi cho bú yên ắng, có ít người qua lại, ít tiếng động, tác động từ bên ngoài. Cố gắng cho bé bú càng lâu càng tốt.
Nguyên do 2:
Một số mẹ sợ mất cân đối ngực hay sợ con bú một bên không đủ no, nên mỗi cữ bú đều cho bé bú 2 bên ti đều nhau. Dẫn đến tình trạng bé bú nhiều sữa đầu ở cả 2 bên ti, và không có đủ bữa ăn chính là sữa sau, mặc dù mẹ và bé đều có cảm giác bé bú rất nhiều và rất no. Nhưng bé lại không tăng cân đều, cứ như sữa mẹ không đủ chất.
Cách khắc phục:
Mỗi cữ bú, cho bé bú trọn một bên ngực (khoảng 15′-20′) cho đến khi mẹ cảm thấy sữa thật sự cạn. Nếu bé vẫn chưa no mới đổi sang ti kia bú tiếp.
Cữ bú sau, mẹ sẽ cho bé bú đổi bên thì sẽ tốt cho cả mẹ và bé về dinh dưỡng cho bé và thẩm mỹ cho mẹ .
Nguyên do 3:
Ngực mẹ to quá lượng sữa đầu về quá nhiều, mẹ cảm thấy bé bú hết 1 cữ no nê rồi mà 1 bên ngực cũng chưa cạn. Giống như khai vị nhiều quá, mà phải ăn hết khai vị mới được ra món chính, nhưng đến khi đó thì lại no mất rồi.
Cách khắc phục:
Mẹ vắt bớt sữa đầu (sữa này trữ đông lạnh, sau này ra 6 tháng dùng pha với bột cho bé ăn dặm rất tốt nhé), sau đó cho bé bú đến cạn bầu vú để đảm bảo bé bú đủ phần sữa sau.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “vì sao trẻ bú mẹ chậm tăng cân?” Chúc tất cả các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công!
Theo chuyên gia Betibuti
>>> Tin liên quan: