Sữa mẹ có vị gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ.

0
1687

Sữa mẹ là loại sữa tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không giống với bất kỳ loại sữa công thức nào. Đôi khi sữa mẹ có một vài dấu hiệu khác lạ liên quan đến mùi vị và màu sắc. Để nhận biết được sữa mẹ như thế nào là tốt, sữa mẹ có vị gì và màu sắc ra sao thì hãy theo dõi bài viết sau đây của blogmebimsua.com nhé.

Sữa mẹ có vị gì?

Bình thường, sữa mẹ có mùi thơm đặc trưng, vị nhạt và không quá mặn hay quá ngọt. Đặc biệt là khi vừa mới sinh em bé xong, sữa non xuất hiện đầu tiên còn rất đặc và thơm, sau đó sẽ bắt đầu lỏng dần. Sữa mẹ không giống với bất cứ loại sữa nào từ sữa bò, sữa dê, sữa công thức nên không thể đem so sánh và dựa trên các loại sữa mà nhận định sữa mẹ có bất thường hay không.

Sữa mẹ có vị gì

Không ít các mẹ luôn hỏi những câu hỏi y chang nhau rằng, sữa mẹ có vị gì, có từ đâu, có mùi gì mà trẻ sơ sinh có thể thích uống suốt những năm tháng đầu đời. Nhưng chỉ có một điều mà rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, sữa mẹ tốt hơn sữa bò gấp nhiều lần, không quá lỏng và không quá đặc, bé uống mãi cũng không chán. Là dòng sữa duy nhất, tốt nhất mà mẹ dành cho con.

Sữa mẹ có màu trắng đục, hơi ngả vàng và có mùi thơm đặc trưng. Mùi vị của sữa mẹ thường sẽ thay đổi theo thời gian cho con bú và theo cơ địa của phụ nữ mà có vị khác nhau. Nếu sữa mẹ được vắt ra ngoài và để trong môi trường khí thì hương thơm và mùi vị của sữa cùng thay đổi, có thể là tanh, nồng hoặc chua hơn lúc ban đầu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ

Sự khác nhau trong chế độ ăn uống của mỗi phụ nữ sau sinh dẫn tới vị sữa tiết ra cũng khác nhau. Những loại thực phẩm sau đây sẽ có tác động trực tiếp đến đặc tính nguyên bản của sữa mẹ, bao gồm:

Sữa mẹ có vị gì

  • Gia vị nồng như tiêu, ớt, tỏi: những gia vị này gây ra mùi vị hôi nồng tương tự làm biến đổi vị sữa mẹ
  • Thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn: Hàm lượng natri rất cao trong những loại thức ăn này khiến cho sữa mẹ có vị mặn.
  • Chuối, ngũ cốc và các loại trái cây: nguồn dinh dưỡng quý giá giúp lợi sữa và làm sữa thơm ngon hơn

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khác nhau thì cơ địa của mỗi người mẹ cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ có vị không giống nhau. Ví dụ như: 

  • Enzyme tiêu hóa lipase: trường hợp cơ thể mẹ chứa chất này trong lúc đang cho con bú thì sữa sau khi vắt ra ngoài có vị tương tự như xà phòng
  • Lactose: Đây là một thành phần của đường carbohydrate, khi mẹ được bồi bổ đủ chất sẽ làm tăng nồng độ đường trong máu và làm cho sữa có vị ngọt.

Sữa mẹ nên có màu gì mới tốt?

Như ở trên tôi đã nói, sữa mẹ có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng. Tuy nhiên điều này còn thay đổi màu sắc theo thời gian, theo thực phẩm mà mẹ sau khi sinh dung nạp hằng ngày. Tùy thuộc vào giai đoạn mà màu sắc của sữa mẹ thay đổi như sau:

Sữa mẹ nên có màu gì mới tốt?

Sữa non: đây là dòng sữa xuất hiện ở cuối thai kỳ và ở những ngày đầu tiên khi bé chào đời. Trong sữa non có chứa rất nhiều beta-carotene nên sữa mẹ thường có màu vàng nhạt và cam.

Sữa chuyển tiếp: sữa xuất hiện tiếp theo sau sữa non, sữa mẹ tiết ra nhiều hơn và dần chuyển sang màu trắng.

Sữa trưởng thành: thường thấy sau 2 tuần sau khi sinh con. Lúc đầu sữa có màu xanh nhạt, xanh non hoặc có khi ngả sang trắng trong. Sau vài lần bé bú, sữa bắt đầu đậm dần và đến giai đoạn sữa cuối thì có màu trắng hoặc vàng đục.

Như vậy, sữa mẹ có màu gì còn tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau. Nếu ở các giai đoạn cho con bú mà sữa mẹ có màu kể trên là bình thường.

Làm sao khi sữa mẹ có màu khác lạ?

Nếu sau khi vượt cạn thành công, mẹ phát hiện ra sữa có màu khác lạ thì thay vì lo lắng thì mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân của nó.  Ngoài yếu tố thời gian khiến sữa mẹ thay đổi màu sắc thì việc sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược… trong giai đoạn cho con bú cùng làm biến đổi màu sắc sữa mẹ. Cụ thể: 

Làm sao khi sữa mẹ có màu khác lạ?

  • Sữa mẹ màu xanh lá cây: phụ nữ sau sinh ăn nhiều rau xanh đậm màu và uống một số loại thảo mộc thì sữa tiết ra có màu xanh là hoàn toàn bình thường.
  • Sữa mẹ màu hồng, cam và đỏ: có thể mẹ đã sử dụng các loại thực phẩm có màu như củ dền, cà rốt, gấc hay nước ép trái cây…không cần cho bé ngưng bú trong trường hợp này.
  • Sữa mẹ có màu nâu, màu rỉ sét: nhiều khả năng có một chút máu đã lẫn vào trong sữa mẹ, không sao, một vài ngày sữa sẽ tự động trở lại màu sắc bình thường. Trường hợp kéo dài hơn 1 tuần, mẹ nên đến bác sĩ để thăm khám.
  • Sữa phân tách làm hai màu: chúng ta thường thấy khi mẹ sau sinh vắt sữa cho vào lọ và chất trữ trong tủ lạnh. Đây không phải là sữa bị hỏng nên mẹ lắc đều và làm ấm cho bé sử dụng bình thường.
  • Sữa mẹ màu vàng: sữa vẫn có màu vàng nhạt tự nhiên, nhưng khi để trong tủ đông sữa cũng vàng hơn.
  • Sữa mẹ có màu đen: nếu mẹ uống thuốc kháng sinh cho chứa Minocin (minocycline) sẽ tác động đến màu sắc trong sữa mẹ. Các chuyên gia không khuyến khích các mẹ sử dụng kháng sinh khi đang cho con bú, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Nói chung sữa mẹ có vị gì và màu sắc ra sao thì vẫn luôn là nguồn thức ăn tuyệt vời nhất dành cho bé trong 6 tháng đầu đời. Hơn hết, mẹ hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt, biết cách làm sao để sữa mẹ mát cho bé sự phát triển hoàn hảo.