Em bé gặp tai nạn! Cách sơ cứu, hạn chế tai nạn ở trẻ – Phần 5

0
919

Bé bị thú vật cắn, điện giật hay chết đuối đều có nhiều có khả năng đe dọa mạng sống không chỉ ở riêng những đứa trẻ mà ở cả người lớn. Vậy phải làm gì khi bé gặp một trong những trường hợp trên? Để giải đáp thắc mắc này của các mẹ, blogmebimsua.com đã tìm hiểu và đưa ra cách sơ cứu hiệu quả nhất.

Em bé bị thú vật cắn

Không nên cho bé chơi với động vật như chó mèo, nhất là chó mèo lạ. Nếu bé rủi bị chó cắn, chó bình thường không sao nhưng nếu là chó dại thì nguy hiểm đó nhé. Lúc này, một mặt ta bắt giữ con chó lại (nhớ đừng giết chết) và nhờ Trạm thú ý khám nghiệm, quan sát  trong 10 hôm. Mặt khác, ta đưa bé đến khám và chích ngừa ở bệnh dại nếu cần. 

Em bé bị thú vật cắn Nếu chó đã được chích ngừa đàng hoàng hoặc theo dõi trong 10 ngày đó, không thấy có triệu chứng của bệnh dại thì ta không lo. Bé sẽ được chích ngừa phong đòn gánh, uống thuốc và chăm sóc như các vết thương bình thường. Nếu ta không bắt được chó hoặc chó bị đập chết, hoặc chó có triệu chứng bệnh dại thì bé sẽ phải được chích ngừa bệnh này.

Nếu bị rắn độc cắn phải làm ngay một đai chỉ huyết (ga-rô) ở vùng trên chỗ bị cắn (không xa quá), một mặt ngoặm lấy vết thương bé mà hút máu và hút chất độc ra bớt (dĩ nhiên là người hút vết thương sẽ không bị chảy máu nướu răng hay lở loét ở miệng). Đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Em bé không may chết đuối

Thường xảy ra với các gia đình sống dọc sông hồ, các bé hay tắm biển, tắm hồ… cũng có khi bé không may té vào chum nước không đậy kín. Khi bé được vớt lên, đa phần thường đã bị ngộp thở. Lập tức làm hô hấp nhân tạo cho bé, có thể làm ngay trong lúc đang vớt lên mới có hy vọng cứu sống. 

Em bé không may chết đuối

Phương pháp hô hấp nhân tạo tốt nhất và hiệu quả nhất là miệng qua miệng. Sau đó, cởi bỏ quần áo của bé, ủ ấm rồi bồng bé đến bệnh viện. Trong quá trình di chuyển vẫn tiếp tục làm hô hấp nhân tạo nếu cần. 

Em bé bị điện giật

Ổ điện, dây điện luôn phải để xa tầm tay của bé. Bàn ủi, lò điện, quạt máy, và các đồ dùng điện một là để cao hẳn, hai là đậy thật kỹ khi không dùng đến. Nếu bé bị điện giật, ta phải gỡ cầu chì, cúp công tơ nhanh chóng, sau đó hút nhớt ở miệng bé (làm trống khí đạo) rồi làm hô hấp nhân tạo ngay. Cuối cùng, mang đến nhà thầy thuốc chữa phỏng sau.

Em bé bị điện giật

Phương pháp làm hô hấp nhân tạo:

Có 3 phương pháp hô hấp nhân tạo được sử dụng nhiều nhất đó là: miệng qua miệng hay miệng qua mũi.

Trong trường hợp cấp cứu do chết đuối, điện giật,  nhiễm khí độc… làm hô hấp nhân tạo sớm chừng nào thì khả năng cứu sống bé bị nạn càng nhiều chừng đó. Một phút chậm trễ là một lần đẩy bé lại gần tử thần. Đợi đưa được bé đi cấp cứu nhiều khi đã quá trễ rồi. Vì thế, học cách làm hô hấp nhân tạo là rất cần thiết. Nhiều khi bé đã nín thở năm ba phút nhưng tim vẫn còn đập, bé có hy vọng thở lại nếu được làm hô hấp nhân tạo. Phải hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn.

Thời gian làm hô hấp nhân tạo có khi chỉ vài phút có khi kéo dài ½ giờ, 1 giờ đồng hồ, cho đến khi nào gọi được bác sĩ hay đưa được bé đến bệnh viện. Các công việc cần phải thực hiện như sau: 

Em bé bị điện giật

  • Trước hết phải móc hết đàm nhớt, ngoại vật  ra khỏi miệng bé để làm trống khí đạo (cho dễ thở).
  • Đặt bé nằm ngửa, nâng phần cổ lên, ấn đầu ngả ra sau để đẩy cằm về phía trước sao cho khí đạo được thẳng. Tiếp tục ngoặm lấy miệng bé, đồng thời dùng má đè chặn mũi bé kín lại, thổi một hơi dài và sâu. Có thể ngoặm lấy mũi bé mà thổi cũng được (bịt chặt miệng bé lại), hoặc ngoặm cả mũi lẫn miệng nếu là bé sơ sinh.
  • Thổi trung bình 20 – 30 lần mỗi phút và thổi đều chứ không phải thổi hết lượng khí trong phổi của ta. Nếu thấy da bé bắt đầu hồng lên, con ngươi teo nhỏ lại là có kết quả tốt.
  • Những cách sơ cứu sai thường gặp là đầu bé còn gập lại, miệng ngậm không kín, thổi nhẹ quá, thổi xong không bỏ ra luôn cho bé thở, mất bình tĩnh, ngưng sớm quá!
  • Nếu tim bé tạm ngưng đập phải đồng thời xoa bóp tim bằng cách dùng cườm tay ấn mạnh trên xương ức bé (2/3 xương ức kể từ trên xuống) với tốc độ 80 – 100 lần mỗi phút (bé 3 – 4 tuổi) ấn sâu 3 – 4 phân. Phải đặt bé nằm trên nền cứng mới có hiệu quả.
  • Kêu cứu gấp để có người đến giúp.
  • Trong trường hợp chỉ có một mình thì cứ mỗi 4 hay 5 lần ấn tim lại thổi một hơi vào phổi bé.
  • Ráng kiên nhẫn, nhiều khi làm thêm 5 phút nữa mới cứu được bé.

Vậy là chúng ra đã biết được toàn bộ các tai nạn hay gặp ở trẻ và cách cứu hiệu quả cho mỗi trường hợp khác nhau. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để chăm con đúng cách, an toàn và khỏe mạnh các mẹ nhé.

>>> Tham khảo bài viết cũ hơn: