Em bé gặp tai nạn! Cách sơ cứu, hạn chế tai nạn ở trẻ – Phần 3

0
856

Ở phần này, blogmebimsua.com sẽ tiếp tục gửi tới các độc giả những tai nạn khác như nốt phải ngoại vật thường xuyên xảy ra ở trẻ để các ba mẹ nếu có bé nhỏ gặp phải trường hợp tương tự có thể có biện pháp giải quyết kịp thời.

Bé bị dập móng tay

Bé nghịch ngợm, ham mở cửa rồi đóng cửa (hộc tủ, hộc bàn, cửa cánh, cửa sổ) rất dễ bị dập móng tay. Nếu bị dập nhẹ, bầm tím sơ sơ, sau ít ngày sẽ khỏi. Có thể đắp nước muối khoáng cho chỗ bầm tím tan nhanh. Trường hợp bị làm độc phải mang đến bác sĩ rạch lấy sạch mủ ra và dùng kháng sinh cần thiết. Có những trường hợp đứt một phần hay đứt gần hết móng, cũng không sao, vì một thời gian sau, nếu phao móng tay vẫn còn, móng mới sẽ mọc lại.

 Bé bị dập móng tayBé nuốt ngoại vật

Ngoại vật ở đây đa dạng, có thể đó là một đồng bạc cắc, một viên bi, một hạt cườm, một hột nút áo, một cây kim gút hay một mảnh chai bể… Và bởi vì bé đâu phải là nhà ảo thuật thực sự rất mệt cho ta!

Trước hết nếu phát hiện bé nuốt phải ngoại vật, cần bình tĩnh để đối phó tùy trường hợp. Nếu ngoại vật đó tắc nghẽn ở cổ họng bé và nếu bé dưới 1 tuổi ta nhanh chóng xốc ngược bé dậy, đầu chúi thấp, và vỗ mạnh ở giữa hai xương bả vai, có thể như vậy khiến vật đó bắn ra. 

Gần đây, thủ thuật Heimlich có hiệu quả hơn trong những trường hợp như vậy: cấp cứu viên đứng sau lưng em bé, 2 tay vòng qua phía trước, nắm chặt, đặt trên rốn, giật mạnh 5 – 6 lần về phía sau. Vật lạ sẽ bắn ra. Nếu bé đã lỡ nuốt ngoại vật xuống bao tử rồi thì ta chớ nên lo lắng quá. Vì nếu ngoại vật đó có dạng tròn, không có mũi nhọn hay quá dài để có thể mắc kẹt ở đâu đó trong bụng, thì một vài ngày sau ngoại vật “yêu quý” đó sẽ theo phân ra ngoài. 

Bé nuốt ngoại vật

Như vậy, nếu biết chắc chắn là bé nuốt một vật tròn (viên bi, đồng xu), ta cũng không nên lo lắng. Cho bé ăn thêm chút bánh mì, chút bông gòn sạch hay măng trẻ. Bông gòn, măng tre có sợi, xơ, bao bọc ngoại vật nọ, và làm cho nó được nhanh chóng được tống ra. Nếu là một cây kim tây đã gài lại ta cũng chữa tương tự. Trong mọi trường hợp không sử dụng thuốc xổ để tống khứ vật đó ra ngoài. Trường hợp kim nhọn đầu hay kim tây đã mở, đưa ngay bé đến cơ sở y tế gần nhất. Đừng cho tay vào họng móc bởi chẳng móc được gì mà làm cho bé bị viêm thanh quản nghẹt thở, nguy hiểm hơn.

Ngoại vật lọt vào phổi

Thỉnh thoảng không may bị sặc, một hạt cơm nhỏ nhảy lọt vào hốc mũi, ta cũng thấy khó chịu lắm rồi, vậy mà tưởng tượng một em bé bị một ngoại vật nào đó “lạc đường vào”… thanh quản sẽ rất nguy hiểm! 

Ngoại vật lọt vào phổi

Bé ho sặc sụa dữ dội, bứt rứt lăn lộn, ngộp thở, bé khóc, toàn thân toát mồ hôi. Lúc đó ta cũng xử trí y như bé nuốt nhầm ngoại vật. Nếu không sau một trận mệt dữ dội, bé yên tĩnh lại rồi mệt nữa, phải mang bé vào khoa Tai – Mũi – Họng gấp vì khả năng cao ngoại vật đã lọt vào cuống phổi rồi.

Ngoại vật ở mũi, tai

Thỉnh thoảng chơi nghịch nhét giấy, nhét hạt tròn, hạt vuông vào lỗ mũi, lỗ tai. Nếu là một vật tròn, trơn láng và cứng nữa thì tốt hơn đưa bé đến bác sĩ, vì nếu không biết cách lấy và không có dụng cụ để lấy ra, ta còn làm cho vật đó có cơ hội chui vào sâu thêm. Nếu là một mảnh giấy cuốn tròn, thì còn dùng kẹp gắp ra được. Trường hợp ở mũi, ta thử nói bé hỉ mạnh xem sao? Nếu là một hạt lúa, hạt đậu trong lỗ tai, ta bơm nước vào tai thì các hạt đó sẽ nổi lên. Nếu là con kiến… ta nhỏ cồn hay nước vôi vào cho nó chết trước.

Ngoại vật ở mũi, tai

Ngoại vật đã lọt vào thanh quản cuống phổi: đây là trường hợp khẩn cấp, rất nguy hiểm với các hội chứng thường gặp như: ho sặc sụa; khó thở; tím tái. Nếu ngoại vật kẹt ở thanh quản, bé không thở, không nói, không khóc được và rơi vào hôn mê nhanh chóng. Ngoại vật lọt vào cuống phổi, trẻ khó thở, thở khò khè từng cơn…phải mang bé vào bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ngay khi phát hiện trẻ bị sặc ngoại vật vào thanh quản, nhiều trường hợp chờ đến được bệnh viện thì thường đã quá muộn. Mẹ có thể làm ngay cách sau đây để cứu sống trẻ.

Cách đó là: Ấn mạnh đột ngột vào vùng dưới cơ hoành để đẩy mạnh không khí từ phổi ra, như vậy sẽ tống được ngoại vật ra ngoài.

Nắm chặt 2 tay đột ngột ấn mạnh trên rốn trẻ, giật mạnh theo hướng từ dưới lên trên và từ trước ra sau – ấn khoảng 5 – 6 lần, đủ mạnh.

Bài viết tiếp theo: Em bé gặp tai nạn! Cách sơ cứu, hạn chế tai nạn ở trẻ – Phần 4