Cách chăm sóc trẻ em bị chân tay miệng tại nhà cực đơn giản

0
797

Nắng nóng, nhiệt độ cao là môi trường thuận lợi phát triển bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là vào tháng 4- 5 nguy cơ gia tăng bệnh này ở nước ta là rất cao và có thể bùng phát thành dịch bệnh. Thông thường khi trẻ mắc chân tay miệng cấp độ 1 đều được chỉ định chăm sóc và điều trị tại nhà. Vì vậy bố mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ em bị chân tay miệng tại nhà đúng cách để bảo vệ sức khỏe bé yêu.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Trẻ bị mắc chân tay miệng cấp độ I sau khi được thăm khám hoàn toàn có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà. Dưới đây là những điều bố mẹ cần biết khi chăm sóc bé bị bệnh tại nhà:

chăm sóc trẻ em bị bệnh chân tay miệng
Những điều cần biết về cách chăm sóc trẻ em bị tay chân miệng tại nhà

Về dinh dưỡng

Khi bị chân tay miệng, trẻ sẽ xuất hiện các vết loét ở miệng và mệt mỏi khiến trẻ khó ăn và chán ăn. Lúc này, bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và cho bé uống nhiều nước mát. Thức ăn nên chế biến ở dạng lỏng và mềm tránh các loại thức ăn thô cứng, khó tiêu hóa. Đồng thời, bố mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý không để trẻ ăn cay, uống chua và ngậm ti giả sẽ khiến bé đau miệng và họng hơn.

Dùng thuốc

Khi bé bị sốt bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước và chỉ sử dụng paracetamol để hạ sốt. Ngoài ra các loại thuốc uống và bôi ngoài da khác cần sử dụng theo đơn của bác sĩ. Trước khi bôi thuốc ngoài da cho bé, nên sử dụng dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

Thực hiện vệ sinh, cách ly

Trong quá trình điều trị chân tay miệng tại nhà bố mẹ cần làm vệ sinh và thực hiện cách ly cho bé để hạn chế sự lây lan:

  • Khi chăm sóc bé, người lớn cần mang khẩu trang y tế. Sau khi chăm sóc bé cần sát khuẩn tay và rửa tay với xà phòng. Để bé ở trong một phòng riêng tránh tiếp xúc với các thành viên khác.
  • Cho bé tắm rửa, vệ sinh hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn. Đồng thời cho bé xúc miệng với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Quần áo của bé khi thay ra để giật cần ngâm vào dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước.
  • Các dụng cụ ăn uống của bé phải sử dụng riêng biệt và nên luôn qua với nước sôi cả trước và sau khi sử dụng.
  • Toàn bộ không gian ngôi nhà đều cần được lau chùi vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn để tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, thông thoáng và an toàn cho trẻ.
chăm sóc trẻ em bị bệnh chân tay miệng
Nhà của sạch sẽ là yếu tố quan trọng khi chăm sóc trẻ em bị bệnh chân tay miệng

Khi chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng tại nhà bố mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng của bé để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Nếu bé sốt cao quá 39 độ kéo dài, nôn nhiều, ngủ lịm, hoảng hốt, quấy khóc, run tay chân, đi loạng choạng, thở nhanh, da nổi vằn… thì bố mẹ cần phải đưa trẻ nhập viện ngay.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ chân tay miệng tại nhà

Tuy rằng cách chăm sóc em bé bị tay chân miệng tại nhà khá đơn giản nhưng nhiều bậc phụ huynh vì nôn nóng muốn con nhanh khỏe mà dễ mắc phải một số sai lầm sau:

Dùng khăn sữa, bông gạc vệ sinh miệng cho trẻ

Trẻ bị bệnh chân tay miệng sẽ xuất hiện các vết loét trong khoang miệng, vì vậy việc vệ sinh miệng cho bé là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh đúng cách tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và khiến bé đau đớn, khó chịu. 

Một trong những điều bố mẹ cần đặc biệt lưu ý đó là không sử dụng khăn sữa, bông gạc vệ sinh miệng cho trẻ lúc này. Bởi việc chạm vào các vết loét có thể khiến chúng bị vỡ và làm tăng nguy phát sinh nấm. Bố mẹ chỉ nên cho bé xúc miệng với nước muối sinh lý sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

Kiêng tắm cho trẻ

chăm sóc trẻ em bị bệnh chân tay miệng
Nên tắm rửa và vệ sinh thường xuyên cho trẻ bị chân tay miệng

Nhiều mẹ thường kiêng tắm cho trẻ bị chân tay miệng với suy nghĩ tránh bệnh lan rộng ra khắp cơ thể. Tuy nhiên mẹ cần ghi nhớ, tắm cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái mà còn “triệt tiêu” nơi nương náu của các mầm bệnh. Do đó, mẹ cần tuyệt đối không kiêng tắm cho bé khi bị chân tay miệng.

Ủ ấm trẻ quá mức

Nhiều bậc phụ huynh vẫn tin rằng việc ủ ấm để trẻ toát mồ hôi sẽ giúp hạ nhiệt và hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm đặc biệt là khi trẻ mắc tay chân miệng, hành động này có thể khiến tình trạng diễn biến xấu hơn. Thậm chí việc ủ ấm quá mức còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này, bố mẹ nên cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để cơ thể bé tản nhiệt tốt hơn. Đồng thời tham khảo thêm các cách hạ sốt an toàn cho bé.

Lạm dụng truyền nước, dùng thuốc

Cũng tương tự như quan niệm ủ ấm, nhiều bố mẹ còn lạm dụng truyền nước với mong muốn trẻ sẽ mau hồi phục. Điều này chỉ nên áp dụng khi bé biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và phải được thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Còn với bé mắc chân tay miệng chăm sóc tại nhà và chỉ bị sốt nhẹ  thì bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng không nên lạm dụng và phụ thuộc vào thuốc kháng sinh khi điều trị chân tay miệng cho bé. Bởi nếu dùng quá nhiều cơ thể bé có thể bị nhờn thuốc và cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tất cả các loại thuốc chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của các bác sĩ bao gồm cả thuốc hạ sốt và vitamin.

Cách chăm sóc trẻ em bị chân tay miệng tại nhà không khó nhưng cần kiên nhẫn thực hiện đúng lộ trình điều trị. Hy vọng với những chia sẻ trên của blogmebimsua.com đã giúp mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích để bé mau chóng hồi phục sức khỏe.

>>> Tin liên quan: