Các giai đoạn phát triển của bé qua từng thời kỳ ( từ 0-3 tháng tuổi)

0
1099

Đã từ rất lâu, người ta chia sự phát triển của thai nhi ra nhiều thời kỳ. Mỗi thời kỳ đều có những đặc điểm riêng. Tuy các bé có sự phát triển hoàn toàn khác nhau nhưng cũng có điểm chung, có thể tổng hợp làm tiêu chuẩn đo lường sự phát triển của bé. Ta không đi sâu vào vấn đề không đúng chuyên môn, chỉ cần biết đại khái rằng y học phân chia:

  • Thời kỳ bé còn trong bụng mẹ.
  • Sơ sinh (từ lúc mới sinh đến lễ đầy tháng)
  • Nhũ nhi (từ lúc đầy tháng cho đến khi bé 2 tuổi: phát triển rất nhanh chóng) − Trước tuổi đi học (từ 2 – 6 tuổi) phát triển chậm lại.
  • Tuổi đi học.
  • Tuổi tiền dậy thì. − Tuổi dậy thì…

Cùng xem xét sự phát triển của bé trên các phương diện sau

sự phát triển của bé

  • Sự phát triển tâm cơ (psychomoteur) như bé đã biết cử động đầu, biết lật, bò, đứng, đi, cười, nói…
  • Sự phát triển trí thông minh: thật khó lòng để xét đoán ở trẻ lối hai tuổi, có những đứa trẻ có sự phát triển tâm cơ chậm nhưng phát triển trí thông minh lại bình thường. Người ta cũng nhận thấy sự thông minh của trẻ tùy thuộc một phần vào môi trường sống, một phần là do bẩm sinh.
  • Sự phát triển về xã hội và tâm lý, cảm xúc phần lớn là do thiên bẩm. Có bé trầm tĩnh, bé nóng nảy, bé lừ đừ, bé hoạt động… nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định của môi trường, của kinh nghiệm cá nhân một phần.

Trung bình bé mới sinh nặng trung bình khoảng 3kg – 3,5kg, (một bé nặng hơn 2,5kg cũng được coi là bình thường, dễ nuôi) và chiều cao trung bình là 50cm. Từ đó, nếu bạn nuôi nấng bé theo đúng phương pháp, để bé cảm nhận được tình thương của những người thân yêu, bé sẽ lớn đều. 

sự phát triển của bé

  • Trong 3 tháng đầu, bé sẽ lớn rất nhanh, mỗi tuần trung bình bé nặng thêm 150 – 175gr (lưu ý mẹ không nên cân bé quá nhiều, khoảng 1 tháng cân lại một lần). Sau đó phát triển chậm dần từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu, mỗi tuần chỉ lên 120 – 150gr. 
  • Khi được 4 – 5 tháng, thường bé sẽ nặng gấp đôi so với lúc mới sinh, và khi thôi nôi (12 tháng) bé nặng gấp ba. Về chiều cao trong năm đầu trung bình bé thêm được 20 – 25cm.
  • Khoảng vài tháng đầu mới sinh em bé, mỏ ác (thóp) trước của bé lớn rộng thêm, do sự phát triển của não, sau đó nhỏ dần từ tháng thứ 6 và cho đến tháng thứ 9, trung bình từ tháng 15 đến 18 mới cứng hẳn. Nhiều bà mẹ thấy bé 12 – 13 tháng mà mỏ ác chưa cứng mà lo lắng lắm, tưởng là yếu xương nên mua thuốc bổ xương cho uống hoài! Nên để ý là trong năm thứ nhất bé thường có cái đầu to, thậm chí to hơn ngực và cho đến 1 tuổi trở đi thì đầu và ngực mới cân bằng, sau đó, ngực lớn dần rồi to hơn đầu.

Các giai đoạn phát triển của bé qua từng thời kỳ

Đầy tháng

Trải qua những va chạm chứa đầy những nguy hiểm trong lúc sinh nở, giờ đây là lúc bé đã có nhiều hy vọng để sống, để thành người, ít nhất là sau 4 tuần lễ tập sự sống trong môi trường không khí của chúng ta. Lễ đầy tháng cho bé là sự kiện mang ý nghĩa mừng bé sống sót đó.

Các giai đoạn phát triển của bé qua từng thời kỳ

Ba tháng đầu đời

Trong tháng đầu, bé sống chủ yếu theo bản năng, ít tiếp xúc với ngoại giới. Bé nằm hơi co quắp lại – chắc là do thói quen của tư thế khi còn nằm trong bụng mẹ hay vì bé chưa có cảm giác an toàn trong môi trường mới của chúng ta nên phải thủ thế? Bé có những phản xạ tự nhiên như có vật gì nhét vào lòng bàn tay thì cứ nắm chặt lấy, có tiếng động mạnh bên tai thì co rúm người, cho nằm úp trên mặt bàn cứng thì tự động nghiêng đầu qua một bên cho dễ thở.

Nếu ta thử giữ chặt đầu bé, bé sẽ tỏ ra bứt rứt, vùng vẫy để tuột ra. Nếu ta dùng ngón tay hay núm vú chạm nhẹ vào má bé là bé há miệng ra “đớp” liền. Khi bú xong, bụng đã no nê, bé thường ngủ một giấc lâu, và đa phần bé chỉ khóc khi bị đói, bị ướt.

Các giai đoạn phát triển của bé qua từng thời kỳ

Cũng trong khoảng thời gian này, có bé thường xuyên bị đau bụng, hay khóc vô cớ làm bà mẹ khổ sở không ít. Bé cũng thường ngủ li bì ban ngày cũng do một phần chưa phân biệt được ngày đêm và ban đêm thức, khóc, bú, đái, ỉa… (chắc là để hành mẹ đây). 

Đầy tháng, bé có thể cử động cổ một chút, co coắp  tay chan cũng dỡ dần. Khoảng sau tuần lễ đầu, bé có thể phân biệt ánh sáng và bóng tối. Đầy tháng ta thấy bé chăm chăm nhìn ánh sáng và đôi mắt đã tinh anh. Hai tháng, bé có thể dõi mắt nhìn theo ánh sáng. Ra nắng chói, bé nhắm nghiền lại. Khoảng 2 – 3 tháng bé đã biết có nhiều người xung quanh, bé cũng cảm được tình thương yêu của ông bà, cha mẹ, họ hàng. Khi được mẹ bế lên là bé nín khóc, chắc bởi nó cảm thấy hài lòng, yên ổn khi ở trong lòng mẹ. 

Hai tháng, nếu để bé nằm úp thì đầu bé ngóc cao. Hai tháng rưỡi, bé cười với người đến, biết mừng đón; có thể lật qua được cái đít, nếu giúp sẽ qua luôn; ngẩng đầu cao – nhìn theo người đi. Và tuyệt diệu hơn cả đó là nụ cười đầu tiên của bé đáp lại sự trìu mến của ta, vào cuối tháng thứ hai. Trước đó, bé cũng cười, nhưng cười một cách tự nhiên, vô nghĩa, người ta gọi là “mụ bà” dạy, nhưng khi bé đã được hai tháng, bé cười đáp lại ta, nụ cười đã có ý nghĩa! Và cũng từ lúc đó trở đi, bé có khả năng hóng chuyện tốt rồi!

Bé hai tháng không để ý đến người lạ, chỉ nhận ra mẹ thôi, nhưng đến tháng thứ 3 bé cười với người lạ.

Sự phát triển hoàn hảo của em bé là niềm vui vô bờ bến mà không có bất cứ điều gì diễn tả được. Chúng ta hãy cùng theo dõi hành trình tiếp theo của bé qua bài viết tiếp theo của blogmebimsua.com nhé.

>>> Bài viết tiếp theo: Các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 1 tuổi (3 -12 tháng)