Sinh con 2 tháng rồi mà vẫn thấy ra máu có phải là dấu hiệu của một điều gì đó bất thường sắp xảy ra, dự báo nguy hiểm đang cận kề không. Lý giải sau sinh 2 tháng ra máu sẽ được blogmebimsua.com trình bày trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Sau sinh 2 tháng ra máu có nguy hiểm đến tính mạng không?
Theo cơ địa của những mẹ bình thường thì sản dịch sẽ biến mất hoàn toàn sau 2-4 tuần sau sinh. Hầu hết các thông tin về sản dịch cho đến thời điểm hiện tại đều chỉ ra sản dịch sẽ hết trong vòng 30 ngày sau khi sinh, lâu hơn thì là 45 ngày. Nếu con số này kéo dài đến 60 thì chắc chắn phải có vấn đề gì đó. Nhưng không phải lúc nào sau sinh 2 tháng ra máu cũng nguy hiểm.
Trước tiên bạn phải hiểu, sau khi sinh cơ thể sẽ “tống khứ” một lượng lớn máu, mô bóc tách từ tử cung và vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Lượng này được gọi là dịch âm đạo hay sản dịch sau sinh. Chúng thường có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi trông giống như màu kinh nguyệt. Kể cả sinh thường hay sinh mổ thì điều này vẫn phải xảy ra.
Với thành phần chủ yếu là huyết dịch, máu cục nhỏ và màng bong tử cung, những ngày đầu tiên, sản dịch sẽ có màu đỏ sậm. Tuy nhiên sau đó màu đỏ sẽ nhạt dần theo thời gian và dần biến mất hẳn. Tùy theo cơ địa của mỗi mẹ sau sinh, sản dịch có thể kéo dài từ 2-4 tuần.
Những trường hợp sản dịch kéo dài đến 6 tuần mà không xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau bụng, đau tử cung, mẹ không nên quá lo.
Sau sinh 2 tháng ra máu có vấn đề gì?
Để trả lời cho câu hỏi này còn cần phải xem xét đến việc âm đạo có ra máu liên tục hay không. Nếu tình trạng ngày dễ ra không thường xuyên, cứ 1-2 tuần mới ra một lần thì rất có thể đó là tình trạng kinh non sau sinh.
Kinh non là một hiện tượng sinh lý rất bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy niêm mạc tử cung đã phục hồi. Thời gian xuất hiện kinh non không dài, thường chỉ có trong vòng nửa ngày hoặc 3-5 ngày tùy theo cơ địa.
Trường hợp các mẹ bị ra máu âm đạo sau sinh khi mà sản dịch đã nhạt dần thì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang phải hoạt động quá mức. Mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Nếu tình trạng ra máu vẫn như cũ thì cần đến bệnh viện khám lại.
Trường hợp sau sinh 2 tháng vẫn ra máu liên tục, sản dịch không có mùi và không có triệu chứng gì thì không đáng lo. Còn nếu sản dịch có mùi hôi kèm triệu chứng đau bụng, mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện gấp. Đây có thể là dấu hiệu của bế sản dịch, là tình trạng sản dịch không thể thoát ra ngoài, vẫn ứ đọng trong tử cung.
>>> Đọc thêm: Các dấu hiệu băng huyết sau sinh và cách phòng ngừa
Bế sản dịch thường xảy ra với ai?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, các mẹ sau sinh ít vận động và nằm nhiều thường có nguy cơ bị bế sản dịch cao hơn so với các mẹ chịu khó vận động. Bên cạnh đó, bế sản dịch xảy ra cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng hậu sản, sót rau hoặc băng huyết sau sinh. Tìm hiểu bài viết băng huyết sau sinh là như thế nào? để hiểu rõ hơn nhé.
Khi gặp bất cứ triệu chứng nào về sản dịch thì mẹ cũng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm phát hiện nguyên nhân của tình trạng đó và tìm cách chữa trị.
Cách phòng tránh bế sản dịch sau sinh
Ngoại trừ những trường hợp bệnh do nhiễm trùng hậu sản hoặc băng huyết sau sinh thì mẹ có thể chủ động phòng tránh bị bế sản dịch sau sinh với một số cách đơn giản sau đây:
Vệ sinh “cô bé” đúng cách
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ thường xuyên sẽ giúp hạn chế sự sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn. Bên cạnh việc vệ sinh âm đạo bằng nước ấm mỗi ngày, băng vệ sinh cũng cần được thay thường xuyên.
Tần suất thay chừng 4-5 lần mỗi ngày hoặc nhiều lần hơn lúc mới sinh bởi lúc này sản dịch ra nhiều. Kể cả khi sản dịch gần hết, ra cực ít thì cũng vẫn phải thay thường xuyên, không để quá 6 tiếng.
Vận động, nghỉ ngơi hợp lý
Hạn chế làm việc nặng quá sức cũng như vận động mạnh sau sinh là lời khuyên cần thiết cho các mẹ sinh nhưng không phải là hạn chế vận động, chỉ nằm ỳ một chỗ để giữ sức khỏe.
Các chuyên gia luôn khuyến khích các mẹ nên tập cử động tay chân, đứng dậy đi lại nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy vận động tại chỗ. Việc làm này rất tốt cho quá trình tuần hoàn máu, nhanh chóng đẩy hết sản dịch ra ngoài.
Hơn nữa, việc đứng đi đi lại sau sinh cũng giúp tăng cường nhu động ruột, giúp khí nhanh chóng thoát ra ngoài, tránh nguy cơ tắc ruột và mạch máu.
Tránh làm việc nặng cũng như hạn chế vận động là lời khuyên cho các mẹ sau sinh. Tuy nhiên, mẹ nên phân biệt việc hạn chế vận động và nằm lì một chỗ.
Bổ sung dinh dưỡng sau sinh đầy đủ
Chế độ dinh dưỡng sau sinh luôn được nhắc đi nhắc lại trong các bài viết về chăm sóc sức khỏe sau sinh đủ nhận thấy tầm quan trọng của nó cao đến nhường nào.
Việc tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng không chỉ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, giúp tăng cường sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn mà còn là cách hữu hiệu giúp mẹ nhanh chóng bù đắp lại lượng sức đã tiêu hao trong quá trình sinh nở. Ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ tốt cho sức khỏe.
Tóm lại, nếu sau sinh 2 tháng ra máu liên tục có nguy hiểm không còn phải xem xét đến các triệu chứng đi kèm. Mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức nhất định về bệnh sau sinh để biết được mình cần làm gì và khi thấy bất thường đến bệnh viện luôn.
>>> Tin liên quan: