Sốt co giật ở trẻ có nguy hiểm không và nên xử trí như thế nào?

0
1324

Có thể một ngày nào đó con của bạn bỗng làm sốt co giật khiến bạn sợ hãi và lo đến thót tim, vừa khóc vừa không biết phải làm như thế nào. Vậy hãy đọc ngay bài viết sau đây của blogmebimsua.com để tìm hiểu nhé.

Câu chuyện có thật về hiện tượng sốt co giật ở trẻ

Chuyện xảy đã lâu mà tôi vẫn còn nhớ rõ như mới hôm qua. Lúc đó tôi còn là một nội trú tại bệnh viện Nhi Đồng và buổi trưa hôm đó tôi nhận một “ca” đặc biệt: Một bà mẹ có vẻ chất phác hiền lành, ôm trên tay một đống chăn mền hốt hoảng chạy đến phòng nhận bệnh nói không ra tiếng:

Sốt co giật ở trẻ có ảnh hưởng đến não không

− Bác sĩ cứu con tôi!

Vạch đống mền và khăn và áo ra tôi tìm thấy một đứa bé khoảng 15, 16 tháng, bụ bẫm, nằm mê man bất tỉnh. Nhiệt độ bé lên trên 40°C. Tôi vừa khám vừa hỏi thêm chi tiết. Bà mẹ nói:

− Nó vẫn chơi, bác sĩ, rồi thình lình nóng lên và sốt co giật. Tôi hoảng hồn không biết làm gì cả, may nhờ mấy bà lối xóm, người bắt gió, người đổ thuốc, người cạo lưng, người nặn chanh rồi kêu tôi mang cháu vào đây. Nhờ bác sĩ làm ơn cứu giùm.

− Tam xà đởm:

Tôi không ngạc nhiên khi nghe nói đã được nặn chanh, nhưng lần này ngoài việc lưỡi bé bị giộp tôi còn thấy chanh ở chung quanh mí mắt. Vạch mắt bé xem thì mắt đã bị đục mờ vì phỏng giác mạc. Rất có thể bé sẽ bị mù chỉ vì lòng sốt sắng quá đáng của một số bà hàng xóm nào đó, đã nặn chanh không những vào miệng bé mà còn vào mắt bé nữa! Người mẹ đáng thương trong lúc hoảng hốt, mất bình tĩnh không biết phải làm gì, đã để ai muống làm bé thế nào cũng được. Thực tội nghiệp!

Sốt co giật ở trẻ có ảnh hưởng đến não không

Thấy con ngươi bé teo nhỏ lại và mê hơi khác thường, tôi hỏi: − Rồi họ cho con bà uống sái phiện nữa phải không?

− Dạ không, cho uống tam xà đởm.

Tam xà đởm! Theo cái tên gọi thì chắc là một thứ thuốc làm bằng mật ba con rắn, nhưng không biết rắn gì, công dụng ra sao, chỉ biết trẻ con trúng độc và chết vì loại thuốc này khá nhiều mà không thấy ai “phàn nàn” gì cả! Thấy tác dụng của nó làm cho trẻ hôn mê, con ngươi teo nhỏ lại giống như trường hợp trúng độc vì thuốc phiện nên chúng tôi cho thuốc giải độc á phiện vậy.

Thường thì nếu không trúng độc nặng, bé có thể sống. Nhưng lần này chúng tôi thất bại. Bé chết. Bé không chết vì chứng nóng cao rất thông thường ở trẻ con, nhưng chết vì lòng tốt, vì sự sốt sắng quá đáng của bà hàng xóm nào đó và vì sự mất bình tĩnh của mẹ: bé chết vì trúng độc tam xà đởm! Nhưng dù bé còn sống, không chắc gì bé còn thấy ánh sáng với đôi mắt phỏng cháy vì chanh đó!

− Chanh:

Không thiếu gì trường hợp bé làm kinh đã trúng độc vì mật gấu, vì sái thuốc phiện, vì tam xà đởm! Riêng về chanh thì không trường hợp làm kinh nào tránh khỏi. Chút đỉnh và lúc bé còn tỉnh táo thì không sao chứ nhiều thì bé bị giộp lưỡi bỏ ăn hàng tuần hoặc bị sưng phổi – nếu không bị chết ngộp – vì thường lúc nặn chanh vào miệng cũng là lúc bé đã hôn mê, không còn nuốt được nữa và chanh sẽ chảy vào khí quản!

sốt co giật ở trẻ

Chanh, theo sách thuốc nam, có công năng làm hạ đàm chở không chặn cơn sốt co giật, nhưng hạ đàm đâu không thấy chỉ thấy bé khò khè ngộp thở thêm vì nước chanh chạy vào cuống phổi. Chúng tôi mỗi ngày cứ phải thấy cảnh bé chết ngộp vì lạnh, cứ phải tìm giúp bé thở lại, thực khổ tâm! Thực ra sau một cơn sốt co giật, không có chanh thì bé cũng sẽ hết giựt vì đã hôn mê bất tỉnh rồi!

− Cơn số co giật:

Dĩ nhiên không có bà mẹ nào không kinh hoàng vì thấy bé sốt co giật cả. Lúc đó mắt bé trợn ngược, trắng xác, bé cong người ra sau, cổ đơ ra, mí mắt và môi co giựt, các ngon tay run run, hơi thở khó khăn, và môi bé có thể thêm tím lại, sùi bọt mép… Sau một cơn giựt như thế, bé thường mê đi, rồi có khi tỉnh hẳn, có khi lại giựt lại một lúc sau đó. Trong những cơn giựt như vậy, bé có thể cắn đứt lưỡi hay cắn dập môi là thường, nếu không biết  cách đề phòng.

>>> Tin liên quan: Bộ phận sinh dục của bé và những hiện tượng thường gặp

Nguyên nhân của hiện tượng sốt co giật ở trẻ.

Bé dưới ba tuổi rất dễ làm kinh bởi hệ thần kinh chưa được già giặn. Nóng khoảng 39°C, 40°C là bé đã có thể sốt co giật rồi! Nhiều bé khác, có lẽ do di truyền, có một tạng thần kinh quá nhạy cảm hay các bé sinh non, thần kinh yếu ớt, chỉ cần nhiệt độ tăng lên một chút khoảng 38°5 là đã giựt rồi! Vì thế mà phần lớn các trường hợp sốt co giật của bé dưới 3 tuổi không quá nguy hiểm như ta tưởng (nhưng nếu trẻ sốt co giật lành tính thì lại là chuyện khác).

Sốt co giật ở trẻ có ảnh hưởng đến não không

Tuy nhiên rất khó phân biệt trường hợp sốt co giật lành tính vì cảm lạnh sốt cao thông thường với một trường hợp có bệnh ở não bộ hay rối loạn các chất điện giải… Do đó, dù thế nào cũng phải mang bé đến bác sĩ hay bệnh viện để khám nghiệm và điều trị. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sốt co giật ở trẻ từ những nguyên nhân thông thường như nhiệt độ lên cao đột ngột do các bệnh nhiễm trùng đến những bệnh ở não, ở màng não, những bệnh vì khô nước hay thừa nước trong cơ thể, rối loạn các chất điện giải… thiếu sinh tố B6, đường lượng thấp, chấn thương não bộ do tai nạn, bệnh ở trẻ do di truyền…

Cách cấp cứu tạm thời khi bé làm kinh 

Trong thời gian chờ đợi mang bé đến bác sĩ, người mẹ nào cũng có thể làm giảm bớt nguy hiểm cho bé bằng những biện pháp sau đây:

Sốt co giật ở trẻ có ảnh hưởng đến não không

  • Bình tĩnh không cho bé uống thuốc bậy bạ.
  • Lấy cán muỗng, nĩa, que gỗ… chận giữa hai hàm răng để ngăn bé cắt đứt lưỡi. Móc hết đàm nhớt cho bé dễ thở.
  • Làm hạ nóng (xem Bé nóng).
  • Rồi mang bé đến một cơ sở y tế gần nhất.

Tóm lại, khi gặp trường hợp sốt co giật ở trẻ vì nóng không có gì đáng lo, cần nhất là làm giảm nhiệt độ của bé và thường thường thì sau ba tuổi bé bớt làm kinh, cũng không ảnh hưởng gì đến sự thông minh của bé sau này. Trong trường hợp sốt co giật ở trẻ vì viêm màng não, viêm não… bé phải được chữa trị tại bệnh viện gấp.

>>> Tin liên quan: Tất tần tật các bệnh về mắt bé sơ sinh từ lúc mới sinh ra

Lưu ý quan trọng khi phát hiện bé làm kinh (co giật)

– Không nên “nặn chanh”, “nhổ sả” vào miệng trẻ lúc trẻ đang sốt co giật hoặc đã hôn mê sau làm kinh. Lúc đó, trẻ đã khò khè khó thở, tím tái vì đàm nhớt xuất tiết nhiều, lại bị khó thở thêm vì chanh, sả chặn nghẹt đường thở. Hơn nữa, trong lúc mê như thế, trẻ không nuốt được, dễ bị sặc vào phổi rất nguy hiểm. Đã có những trường hợp trẻ bị nặn chanh cả vào mắt làm phỏng mắt, và phần lớn các trường hợp thì thường bị giộp miệng, phỏng lưỡi vì chanh.

– Không nên gọi tên, vỗ vào người trẻ, giật tóc… vì làm thế càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.

– Không cần phải cạo gió đến rách da chảy máu, bầm tím cả người trẻ. Da trẻ mỏng manh, nhiều mạch máu nhỏ, nếu cần, chỉ cạo nhẹ đủ có tác dụng. Cần chú ý lúc mê, trẻ không biết đau nên không phản ứng, ta dễ cạo quá mạnh tay.

Tóm lại cần hết sức bình tĩnh trước một trường hợp sốt co giật ở trẻ:

  • Đặt trẻ ở chỗ yên tĩnh, sáng dịu, mát mẻ, thoáng khí.
  • Tránh mọi đụng chạm, kích thích vô ích.
  • Cởi bớt hay nới lỏng quần áo, đắp mát làm hạ nhiệt nếu trẻ nóng cao.
  • Đặt đầu trẻ nằm hơn thấp, nghiêng về một bên cho đàm nhớt dễ chảy ra. Tìm cách lấy đàm nhớt cho trẻ dễ thở.
  • Nếu trẻ đã có răng, cần đặt một vật ngáng giữa hai hàm răng tránh cắt đứt lưỡi. Vật ngáng có thể là một nút khăn tay, cán viết gỗ, cuộc gạc, cán muống…

Theo BS. Đỗ Hồng Ngọc