Đến một giai đoạn nhất định, mẹ cần tập cho bé bú bình để có thể đi làm trở lại. Đây thực sự là một khó khăn với các mẹ bỉm sữa. Những mẹo cho bé tập bú bình sau đây của blogmebimsua.com chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn trở thành huấn luyện viên tài năng của bé.
Nội dung bài viết
Cho bé tập bú bình thời điểm nào là thích hợp?
Ngày nay, nhiều mẹ vì muốn cho con được bú mẹ hoàn toàn nên cho tới khi phải đi làm trở lại mới bắt đầu “vật lộn” để tập cho con bú bình. Thế nhưng thời điểm này có vẻ không phải là thời điểm hợp lý nhất.
Thời điểm thích hợp nhất để các mẹ tập cho bé bú bình là khoảng 6 tuần đầu sau khi sinh. Tập cho bé bú bình không nhất thiết mẹ phải cho bé bú sữa công thức mà cho bé tập ăn bằng sữa mẹ.
Bé hoàn toàn có thể tạo được thói quen vừa bú bình vừa bú mẹ từ rất sớm, và đến khi mẹ đi làm trở lại thì việc cho bé bú bình không còn khó khăn nữa. Nếu mẹ tập cho con bú bình sớm mà bé không chịu ty, mẹ có thể để thêm một thời gian nữa, chọn khi thích hợp thì tập cho bé bú bình
Thời gian tập cho bé bú bình hợp lý
Trong một ngày, mẹ nên tập cho bé bú bình vào khoảng thời gian nhất định, có thể là vào lúc bé đang đói, cũng có thể là lúc bé lơ mơ ngủ. Thời gian đầu có thể bé chưa thích nghi ngay, nhưng nếu mẹ kiên trì tập luyện từ từ, bé sẽ dễ dàng hình thành thói quen khi đã lớn hơn.
Ban đầu, khi tập cho bé bú bình, mẹ cần biết cách cầm bình cho con. Luôn để cho núm vú đầy sữa là không để con bú bình bị sặc khiến con sợ. Sau khi con đã quen bú bình, mẹ hãy tập cho con tự cầm bình ti để con có cảm giác. Dần dần, bé có thể tự cầm bình bú mà không cần sự hỗ trợ của ba mẹ.
Khi con lớn hơn, mẹ có thể đổi sang loại bình khác để con cầm vừa tay cũng như tăng lượng sữa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con.
Kinh nghiệm tập cho bé bú bình
Cách tập bú bình cho bé nhanh và dễ dàng nhất là khi bé đang đói, bé đang buồn ngủ hoặc đang lơ mơ ngủ…Thời điểm này, phản xạ bú mút của bé sẽ lên cao và thực hiện cũng dễ dàng hơn. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý không cho bé ti khi đã ngủ say hoặc khi đang bị nghẹt mũi để tránh làm bé bị sặc sữa.
Bên cạnh đó, hãy để ý đến sở thích của bé, có bé thích núm ty ấm nhưng có bé mọc răng lại thích núm ty hơi mát lạnh. Mẹ có thể thử làm ấm núm ty bằng nước ấm, hoặc làm lạnh núm ty bằng cách bỏ vào trong tủ lạnh xem cách làm nào hơn.
Những mẹo tập cho bé tập bú bình hiệu quả
Theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ đã cho con tập bú bình, thì hầu như các mẹ đều gặp phải khó khăn khi chuyển giao từ bú mẹ sang do bé không chịu ti vì núm vú cao su và vú mẹ không giống nhau. Thậm chí, nhiều bé còn gào khóc, không chịu ăn và bỏ ăn luôn. Với một số bí kíp các mẹ đã áp dụng thành công, các mẹ mới có thể tìm ra cách phù hợp với bé nhà mình.
Tránh cho bé ti bình trước 6 tuần tuổi
Nhiều mẹ vẫn cho rằng, nên tập cho bé ti bình càng sớm càng tốt vì lúc đó bé còn quá nhỏ, chưa thể phân biệt được vú mẹ với vú bình. Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ, đối với một số bé, ti mẹ là chính còn ti bình là phụ.
Nếu tập ti bình cho bé quá sớm, bé dễ bỏ ti mẹ. Điều này làm tăng nguy cơ mất sữa ở mẹ hoặc khiến cho trẻ có khớp ngậm không đúng làm mẹ bị đau rát, nứt đầu ti. Chính vì thế mà mẹo tập bú bình đầu tiên mà mẹ cần nhớ đó chính là nên tập cho bé ti bình sau 6 tuần tuổi vì lúc này con bú mẹ đã thuần thục.
Trường hợp kỳ nghỉ thai sản kết thúc, mẹ sắp phải đi làm trở lại thì nên tập ti bình cho bé trước đó khoảng 2-4 tuần kết hợp với bú mẹ.
Không làm những việc khiến trẻ sợ bình sữa
Với những em bé chưa từng bú bình thì việc bú này hoàn toàn mới mẻ. Có những bé dễ tính thì có thể ti được luôn, nhưng cũng có những bé đã quen ti mẹ nhất định không chịu bú bình.
Đối với những trường hợp như thế, mẹ không nên nóng vội mà tập cho bé ti bình từ từ. Lúc đầu cho bé ti ít một và kiên trì làm nhiều lần trong ngày cho bé quen. Kể cả khi bạn thấy bé ngậm nhơi nhơi nhưng không bú cũng là một tín hiệu tốt.
Việc chọn bình sữa cũng cần lưu ý để bé thích nghi tốt hơn. Chọn những bình cổ rộng sẽ dễ dàng giúp mẹ vệ sinh sạch sẽ bình sữa. Tuyệt đối không ép, mắng bé khi bé không chịu bú bình khiến bé sợ đâu nhé.
Hãy để người chăm sóc cho bé tập ti bình.
Nếu bạn đi làm và để bà hay thuê người đến chăm sóc bé thì hãy để họ tập cho bé ti bình bởi người tập bị không phải là mẹ sẽ mang đến hiệu quả cao hơn, bé không thấy mẹ cũng đỡ nhõng nhẽo và khóc lóc đòi ti trực tiếp ngay lúc đó. Bên cạnh đó, bà hay những người bảo mẫu đều là những người có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nên có thể vừa bế bé, vừa cho ăn, vừa đong đưa hát ru làm bé thấy thoải mái.
Ngoài ra, có một mẹo nhỏ nữa để bé tập ti bình nữa là sử dụng cái khăn có mùi sữa mẹ để bọc bình sữa để bé cảm thấy hấp dẫn và dễ chấp nhận bú bình hơn.
Để bé hơi đói một chút sẽ tập bú bình dễ hơn
Một mẹo tập cho bé bú bình nhanh và hiệu quả nhất là thực hiện khi trẻ hơi đói một chút hoặc đang buồn ngủ, mắt lơ mơ…Những lúc như thế, phản xạ bú mút của trẻ lên cao nên làm mọi thứ cũng trở lên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên cho con bú khi con đã ngủ say hay khi con bị cảm cúm nghẹt mũi bởi điều này có thể khiến bé bị sặc sữa.
Kiên trì tập cho bé bú bình trong 1 tuần
Bà mẹ bỉm sữa Phương tại Hà Nội chia sẻ: “ bé con nhà mình cho tập ti bình vào ban ngày. Mỗi ngày mình cho bé tập 1-2 lần và cứ làm như vậy trong khoảng 1 tuần liền. Mình thường cho bé trên ghế có lót gối cao hoặc bế bé lên. Lúc đầu mình sẽ cầm bình sữa chạm nhẹ vào môi của bé đợi bé hé miệng ra rồi đặt đầu ti vào cho bé tự mút.
Sau 1 tuần, khi thấy con đã quen quen với việc ti bình, mình tiếp tục tăng số lần bú trong một ngày theo hoàn cảnh. Đến khi bé ti được bình rồi, thì vừa cho bú mẹ vừa cho bú bình vẫn ok. Tuy vậy nhưng có điều kiện, mình vẫn cho bé bú mẹ nhiều hơn”
Nên biết thời điểm nào cần tạm thời bỏ cuộc
Đừng ép bé quá cũng đừng tạo căng thẳng cho bé mỗi khi tập cho bé bú bình. Nếu bé cứ quấy khóc từ chối, hãy cất bình đi và thử lại vào một thời điểm khác thích hợp hơn.
Sự kiên trì cùng thái độ hờ hững sẽ là cách tốt nhất cho bạn trong thời điểm này. Hãy thử cho bé bú bình vào một vài ngày hoặc tuần sau đó, rất có thể bé sẽ chấp nhận.
Nếu mẹ thực hiện quá nhiều lần nhưng vẫn thất bại, mẹ có thể thực hiện cách khác để thay thế vú mẹ như dùng cốc chẳng hạn. Có rất nhiều bé đã thành thạo dùng cốc cho tới khi 1 năm tuổi, điều này giúp ích rất nhiều cho mẹ trong đợt cai sữa tiếp theo.
Với những mẹo cho bé tập bú bình trên đây hy vọng các mẹ đã nắm được những bí kíp để con bú bình nhanh chóng. Thực sự, việc tập cho bé bú bình ban đầu sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng mẹ hãy kiên trì, cần thời gian cho bé làm quen với núm vú bình sữa là mọi chuyện sẽ ổn. Chúc bé yêu của bạn bú được nhiều sữa hơn trong thời gian tới nhé.
>>> Tin liên quan: