Vết rạch tầng sinh môn bị sưng, đau nhức có đáng lo không?

0
674
vet-rach-tang-sinh-mon-bi-sung-3
Vết rạch tầng sinh môn bị sưng, đau nhức có đáng lo không?

Đối với mẹ sinh thường, việc có rất rạch tầng sinh môn sau sinh là điều không thể tránh khỏi. Vết rạch tầng sinh môn bị sưng, đau nhức có đáng lo không? Bất cứ hiện tượng nào liên quan đến sản phụ và bé sau sinh đều phải được chú ý kỹ lưỡng, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Cùng Blogmebimsua.com tìm hiểu nhé!

Vết rạch tầng sinh môn bị sưng, đau nhức có đáng lo không?

vet-rach-tang-sinh-mon-bi-sung
                                                          Vết rạch tầng sinh môn bị sưng

Các sản phụ phải trải qua “cửa tử” đầy khó khăn mới được ôm con trong vòng tay. Bên cạnh điều hạnh phúc, mẹ còn chịu khá nhiều dày vò về tinh thần và thể chất. Trong đó việc cơ thể chưa hồi phục, tầng sinh môn bị rạch cần có thời gian làm lành khiến mẹ thêm vất vả, mệt mỏi sau sinh.

Thông thường, vết rạch ở tầng sinh môn khá dễ lành nếu được vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa, có những bà mẹ bị những cơn đau nhức ở tầng sinh môn quấy nhiễu. Nếu vết rạch tầng sinh môn đau nhức và gây ngứa trong khoảng thời gian từ 05 đến 07 ngày sau sinh là hiện tượng bình thường. Đây là quãng thời gian vết thương lên da non để chữa lành nên mẹ không cần lo lắng nếu vết thương đã được vệ sinh đúng cách.

Tuy nhiên, nếu sau sinh, mẹ bị đau, sưng vết rạch tầng sinh môn kèm theo nhiều triệu chứng khác như: sốt, vết thương bị sưng đỏ, ra dịch có màu xanh và mùi, có mủ hoặc vết thương đau dữ dội… thì là hiện tượng bất thường. Lúc này, mẹ cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

vet-rach-tang-sinh-mon-bi-sung-2
            Thăm khám ngay khi vết rạch tầng sinh môn đau nhức kèm các dấu hiệu bất thường khác

Cách làm giảm đau vết rạch tầng sinh môn

Nếu sinh thường, việc phải rạch đường sinh môn để có thể dễ dàng thực hiện ca đẻ là điều không thể tránh khỏi. Để giảm đau vết rạch tầng sinh môn, các ông chồng nên giúp vợ một tay trong thời gian sau sinh. Bên cạnh đó, mẹ nên thực hiện các phương pháp giúp giảm đau và phòng ngừa vết thương tầng sinh môn bị nhiễm khuẩn như sau:

  • Chườm lạnh: Có thể bọc đá vào khăn để chườm hoặc dùng gạc lạnh để chườm đều mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt.
  • Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa kê để giảm đau. Mẹ đừng lo uống thuốc ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Bác sĩ cũng sẽ cân nhắc đến vấn đề này khi kê đơn thuốc cho sản phụ.
  • Ngồi lên đệm mềm.
  • Vệ sinh vết thương tầng sinh môn và vùng kín theo đúng hướng dẫn rồi lau khô.
  • Không được quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này.
  • Hạn chế vận động.
  • Uống nhiều nước.
  • Bổ sung nhiều chất xơ.
  • Thay băng vệ sinh mỗi 4 đến 6 tiếng/lần để đảm bảo vệ sinh.
  • Mặc quần lót mềm, thông khí.
  • Tập thể dụng nhẹ nhàng giúp vết thương mau lành.
  • Đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị khi vết thương có điều bất thường.

Như vậy, nếu thời gian sau sinh từ khoảng 1 tuần, vết rạch tầng sinh môn bị sưng, đau là hiện tượng bình thường, mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, như đã trình bày trong bài, nếu vết thương sưng, đau kèm theo những triệu chứng khác mẹ nên thăm khám tại cơ sở chuyên khoa để điều trị kịp thời giúp giảm lo lắng, toàn tâm toàn ý chăm sóc con.

Xem thêm:

>>> Vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ phải làm sao?

>>> [Hỏi & đáp] Vết rạch tầng sinh môn bao lâu mới lành?