Trẻ sơ sinh ăn dặm khi nào và dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

0
915

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm từ khi bé được tròn 4 tháng tuổi bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé mới hoàn thiện tương đối để có thể tiêu thụ được những thực phẩm phức tạp hơn ngoài sữa mẹ.

Chi tiết trẻ sơ sinh ăn dặm khi nào và dấu hiệu biết được bé đã sẵn sàng ăn dặm sẽ được blogmebimsua.com giải đáp kỹ lưỡng qua bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh ăn dặm khi nào?

Đến giai đoạn ăn dặm, trẻ cần ăn bổ sung thêm các thực phẩm khác để phục vụ nhu cầu năng lượng tăng cao. Người ta ước tính được, khi bé đủ 6 tháng thì sữa mẹ chỉ cung cấp được khoảng 450kcal/ngày mà trong khi trẻ cần gần 700kcal/ngày cho hoạt động sống. Ăn dặm chính là cách để bù đắp được lượng năng lượng thiếu hụt này.

  trẻ sơ sinh ăn dặm khi nàoCũng trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ đã không còn. Do đó, nếu sắt chỉ được cung ứng duy nhất từ nguồn sữa mẹ thì nhiều khả năng bé bị thiếu sắt gây thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất rơi vào nhóm tuổi từ 6 -12 tháng.

Đối với những trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn mà ba mẹ cho bé ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi sẽ làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh dị ứng. Đồng thời, cho trẻ tập làm quen với thức ăn ngoài sớm sẽ giúp trẻ dễ chấp nhận hơn và có thêm dinh dưỡng cho sự phát triển.

Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ sơ sinh chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Do đó, nếu tập cho bé ăn dặm trước 4 tháng sẽ làm bé bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng có trong sữa mẹ. Điều này sẽ làm giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ và gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình phát triển.

trẻ sơ sinh ăn dặm khi nào

Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của bé trước 4 tháng tuổi còn rất yếu ớt nên rất dễ bị dị ứng thực phẩm, nhất là với những bé có cơ địa nhạy cảm. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa đủ men để xử lý thức ăn phức tạp.

Ngược lại, nếu tập cho trẻ ăn dặm muộn sau 6 tháng, nhiều khả năng trẻ sẽ tăng trưởng chậm, cân nặng không xê dịch do sữa mẹ không còn khả năng cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển.

Do đó, việc cho trẻ sơ sinh ăn dặm khi nào mới chính xác thì tốt nhất các ba mẹ nên tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết bé sẵn sàng ăn dặm.

Những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Trên thực tế, mỗi một bé là khác nhau, có những cách phát triển thói quen ăn uống không giống nhau. Do đó, không có thời điểm chính xác để cho bé ăn theo đúng kế hoạch. Có những bé ăn sớm, có bé ăn muộn. Thay vì dựa vào thời gian, mẹ hãy quan sát bé từ những dấu hiệu thiết thực nhất để chuẩn bị ăn dặm cho con.

Dựa vào cơn đói – dấu hiệu ăn dặm rõ nhất cho trẻ sơ sinh

Những ngày tháng mới chào đời, trẻ có nhu cầu bú sữa mẹ nhiều, cứ khoảng 2-3 giờ là đòi bú 1 lần. Đến tầm 6 tháng tuổi, thói quen ăn uống của trẻ đã điều độ hơn, khoảng cách các bữa ăn sẽ thưa dần và khối lượng thức ăn cần nạp cũng tăng lên.

trẻ sơ sinh ăn dặm khi nào

Đến lúc này, nếu mẹ phát hiện bé bú xong vẫn đói mặc dù vẫn bú đủ như mọi ngày thì đây chính là một dấu hiệu tốt cho thấy bé bắt đầu muốn ăn thêm món khác nữa để đủ no bụng. Bổ sung thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này luôn nhé.

Nhiều đêm mất ngủ, quấy khóc

Thông thường, trẻ ăn đêm chủ yếu trong 2-3 tháng đầu và giảm dần vào thời gian sau đó. Bỗng dưng khi đến gần 6 tháng, bạn thấy bé lặp lại lịch sử khóc đòi ăn đêm, rồi làm cả hai mẹ con mất ngủ. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bé đã đến lúc ăn dặm, trẻ đang cần bổ sung thêm thực phẩm để không bị những cơn đói cồn cào làm phiền giữa đêm.

Ánh mắt của bé con

Nếu bạn để ý một chút thì những lúc mà chuẩn bị nấu ăn hay cả nhà đang dùng bữa, bé cứ tóp tép miệng và đòi bò vào mâm cơm. Rồi bất cứ hành động nào của mẹ hay của người nhà trong lúc ăn uống đều được bé quan sát nhiệt tình. Đút gì vào miệng cũng nhanh chóng há ra ăn lấy. Đây cũng là một dấu hiệu đáng để mẹ lưu ý nhé, tội nghiệp đứa con bé bỏng thèm ăn mà lại không ăn được gì.

trẻ sơ sinh ăn dặm khi nào

Cái miệng hợp tác

Một trong những cách hay và thú vị nhất để biết đã đến lúc ăn dặm đó là thử độ sẵn sàng của bé với chiếc muỗng. Đưa muỗng lại gần miệng trẻ, nếu bé cố gắng mở miệng thay vì phản xạ cũ là đẩy muỗng ra, điều này đồng nghĩa bé muốn ăn dặm lắm rồi.

Bàn tay táy máy

Bất cứ khi nào có cơ hội tiếp xúc với đồ ăn, bé đều cố chụp lấy, giữ lại, và không thể kiềm chế hành vi bỏ vào miệng. Trẻ cầm thức ăn cho vào miệng cũng không chắc chắn là trẻ đã có thể ngay lập tức ăn được chất rắn, mẹ cứ phải tập từ từ nhé!

Khả năng ngồi

Cuối cùng nhưng cũng khá quan trọng, trẻ chỉ sẵn sàng ăn dặm khi đã có thể kiểm soát đầu và cổ tốt, đặc biệt là có thể ngồi lên ngay nếu được ba mẹ hỗ trợ.

Trên đây là những giải đáp về việc trẻ sơ sinh ăn dặm khi nào và dấu hiệu để ba mẹ biết bé muốn ăn dặm. Hãy đọc thật kỹ và soi chiếu vào đứa con bé bỏng của mình xem có giống như thế này không nhé. Chúc mẹ thành công.

>>> Tin liên quan: