Tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều khiến cho bố mẹ lo lắng. Do trẻ sơ sinh chưa biết nói, chưa biết diễn đạt nên ba mẹ không biết nguyên nhân trẻ sơ sinh hay quấy khóc. Vậy làm thế nào để bố mẹ biết chính xác em bé của chúng ta đang muốn nói điều gì. Dưới đây Blogmebimsua.com sẽ chia sẻ một vài lý do tại sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc để bố mẹ có thể hiểu và dựa vào đó tìm ra nguyên nhân nhé.
Nội dung bài viết
Lý do tại sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc
Có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh hay quấy khóc có thể để truyền đạt rằng bé đang đói, đang đau, đang sợ hãi hay bé muốn đi ngủ. Mẹ hãy tham khảo một vài nguyên nhân dưới đây nhé.
Trẻ bị đói
Trẻ bị đói là lý do đầu tiên mà chúng ta nghĩ tới khi con khóc. Một số dấu hiệu khi bé đói như hay nhép miệng, quấy khóc, đưa tay lên miệng.
Bé bị đau bụng đầy hơi
Khi thấy trẻ quấy khóc nhiều sau khi bú thì có khả năng bé bị đầy bụng, đầy hơi làm bé khó chịu. Trong quá trình bé bú có thể nuốt phải một lượng không khí vào bùng nên khi không ợ hơi được bé sẽ thấy ì ạch bụng. Cho nên sau khi cho bé bú mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé.
Bỉm bị ướt bẩn
Bỉm của bé có phân hoặc bị ướt tràn bỉm cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh hay quấy khóc. Cho nên mẹ cần kiểm tra thường xuyên bỉm của trẻ để thay tã sạch cho bé.
Trẻ bị đau khi mọc răng
Khi đến tuổi mọc răng bé sẽ rất khó chịu ở lợi. Bởi vì bị sưng lợi nhiều bé còn bị sốt mọc răng. Các bé thường quấy khóc, bỏ ăn ở giai đoạn này khiến ba mẹ lo lắng vô cùng. Cho nên mẹ có thể mua cho bé gặm nướu để làm dịu các cơn đau lợi cho bé và cho bé ăn thức ăn loãng dễ ăn.
Trẻ bị quá lạnh hoặc quá nóng
Một lý do cũng cảm thấy bé khó chịu như bé cảm thấy ớn lạnh khi mẹ thay quần áo hoặc thay tã cho bé. Bé sẽ khóc và phản đối không cho mặc. Hoặc bé được ủ ấm quá mức khiến bé nóng và khó chịu. Cho nên mẹ cũng cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thể của trẻ.
Trẻ buồn ngủ
Khi trẻ sơ sinh buồn ngủ và muốn đi ngủ cũng hay xảy ra tình trạng quấy khóc. Mẹ cũng cần để ý thời gian cho bé ngủ đúng giờ và đúng giấc. Tuy nhiên cũng có những trẻ sơ sinh hay quấy khóc không chịu ngủ khiến ba mẹ lo lắng. Có thể là chưa đến giấc ngủ của trẻ nhưng bố mẹ ép bé đi ngủ sớm khiến bé khó chịu.
Trẻ gặp phải rắc rối nào đó
Khi trẻ khóc thét không nín có thể do bé vừa bị đau gì đó. Ví dụ một sợi tóc cuốn chặt ngón tay hay ngón chân bé hay chạm vào vật gì đó sắc nhọn. Và việc đầu tiên mẹ cần làm là kiểm tra mọi thứ xung quanh cơ thể của bé để có thể phát hiện ra những bất thường.
Do bé cảm thấy không khỏe
Nếu mẹ đã kiểm tra tất cả các nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc và đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Tuy nhiên bé vẫn quấy khóc và không có dấu hiệu giảm đi thì mẹ hãy nghĩ tới có thể bé đang bị mệt hoặc đang ốm. Mẹ cần kiểm tra thân nhiệt cho bé để loại trừ bé bị sốt và các dấu hiệu bệnh khác.
Khi trẻ khóc kèm với bỏ ăn
Khi bé quấy khóc nhiều kèm bỏ ăn hay có dấu hiệu sốt, đi ngoài và dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Thì mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám. Bác sĩ sẽ tìm hiểu lý do tại sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc và có hướng điều trị kịp thời nhé.
Cách khắc phục trẻ sơ sinh hay quấy khóc
Để có thể khắc phục được tình trạng hay quấy khóc ở trẻ thì mẹ có thể dựa vào những nguyên nhân phía trên để biết được trẻ đang gặp những rắc rối nào. Từ những nguyên nhân đó mẹ đưa ra cách khắc phục phù hợp.
Như nếu bé đói thì mẹ cần cho bé ăn đầy đủ, tránh để bé quá đói sẽ bị mệt. Việc có một cái bụng sẽ khiến trẻ có thể chơi vui vẻ và không quấy khóc nữa. Khi bé đòi ngủ mẹ cũng cần phải cho bé ngủ đủ giấc bé mới có một tinh thần thoải mái khỏe mạnh.
Việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cần thiết của trẻ và giải quyết những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc sẽ giúp làm giảm tình trạng quấy khóc cho bé.
Hy vọng với những thông tin trên mẹ đã biết tại sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc và có cách khắc phục kịp thời để chăm sóc bé một cách tốt nhất.
Xem thêm:
>>> [Giải đáp] Làm cách nào cho bé ngủ xuyên đêm không quấy khóc?
>>> Nhu cầu giấc ngủ trưa theo độ tuổi từ sơ sinh đến khi trẻ 12 tuổi