Cuộc sống hiện đại với nhiều bộn bề lo toan gây áp lực cho các bà mẹ trong gia đình khi không thể cho con bú trực tiếp, phải vắt sữa để dành cho con. Mẹ phải làm thế nào để dù không thường xuyên cho con bú mẹ nhưng vẫn có thể đảm bảo duy trì lượng sữa quý giá cho đứa con bé bỏng mới chào đời.
Vắt sữa là cách lấy sữa ra khỏi bầu vú. Tuy các nguyên tắc cơ bản chung của việc vắt sữa là kích thích sữa ra nhiều hơn và gây áp lực ở vùng quanh vú để sữa chảy ra từ núm vú. Thế nhưng vẫn có nhiều sự khác biệt đáng chú ý trong kỹ thuật tùy theo từng loại máy hút hoặc trong trường hợp bạn dùng tay để vắt.
Nguyên tắc cơ bản khi vắt sữa mẹ
Vắt sữa mẹ cũng có thể coi là một nghệ thuật. Để có thể học được điều này, các bà mẹ bỉm sữa sẽ tốn khá nhiều thời gian. Những nguyên tắc cơ bản sau đây khi vắt sữa mẹ cần đặc biệt lưu tâm:
- Rửa tay thật kỹ bằng xà bông và xả sạch với nước.
- Rửa phễu chụp vú và bình đựng sữa bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh bình sữa. Sau đó lau khô bằng khăn hoặc để khô ráo.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để làm vệ sinh đúng cách.
Vắt sữa khi bạn cảm thấy bầu ngực căng tức. Cho bé bú một bên và một bên vắt sữa. Nếu bé không bú, bạn có thể vắt sữa ra để kích thích sữa ra đều nhé.
Nếu đi làm, bạn có thể tập cho bé bú bình. Nếu khi bú bé gặp phải vấn đề gì, bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay.
Bạn nên vắt sữa trong ngày khoảng mỗi 3 giờ một lần rồi bảo quản sữa mẹ để cho bé dùng sau. Ngoài ra, bạn cũng có thể tranh thủ vắt sữa từ 10 – 15 phút trong giờ nghỉ. Hoạt động này sẽ giúp bạn duy trì nguồn sữa đều đặn. Bạn hãy cho bé bú sữa mẹ vào buổi tối hoặc vào những ngày nghỉ để duy trì nguồn cung cấp sữa và có sự gắn bó với bé nhiều hơn.
Gợi ý một số mẹo cơ bản khi vắt sữa mẹ
Bảo đảm bất cứ vật dụng nào bạn đem sử dụng để phục vụ quá trình vắt sữa cũng phải thật sạch và phải rửa tay cho thật kỹ.
Chọn một nơi kín đáo và thoải mái. Nghĩ đến đứa con bé bỏng và nhìn vào một tấm ảnh nhằm giúp cho tiến trình kích thích tuyến sữa.
Vị thế ngồi cho thoải mái và giữ cho tinh thần càng ổn định càng tốt.
Hiện nay vắt sữa mẹ có nhiều phương pháp khác nhau, blogmebimsua.com nhận thấy có 2 phương pháp chính được các mẹ thường xuyên sử dụng đó là:
- Vắt sữa mẹ bằng tay: phương pháp này không khó học, nhẹ nhàng, không tốn tiền và tiện lợi. Đơn giản mẹ chỉ cần học hỏi một vài kinh nghiệm dân gian cơ bản, nắm vững kỹ thuật vắt sữa bằng tay và kiên trì học hỏi thực hành thường xuyên.
- Sử dụng máy hút sữa: khi ở bệnh viện, bạn có thể dùng bơm vắt bằng điện. Khi về nhà, nếu thấy cần, bạn có thể chọn vắt sữa bằng máy với các loại máy hút sữa bằng tay, bằng điện trên thị trường.
Cách bảo quản sữa mẹ trong ngày và trong ngăn đá tủ lạnh
Khi muốn để sữa mẹ đông đá, đừng châm đầy bình hay hộp chứa (vì thể tích giãn nở khi đông đặc).
- Làm đông đá từng lượng nhỏ để tránh phí phạm, ví dụ như 50mL.
- Khi muốn làm sữa tan đá, hoặc cho xuống ngăn lạnh để qua đêm, hoặc cho vào chén nước ấm (đừng lấy nước nóng) và lắc qua lắc lại nhè nhẹ.
- Nếu để sữa yên một chỗ, chất béo sẽ đọng trên mặt.
- Khuấy nhè nhẹ cho đều trở lại.
Tình trạng sữa | Nhiệt độ bình thường (260 độ C hay thấp hơn) | Tủ lạnh ( 50 độ C hay lạnh hơn) | Ngăn đá, tủ đá |
Sữa mới vắt vào bình chứa | từ 6 đến 8 tiếng
Hãy cất sữa vào nếu tủ lạnh còn trống |
Không quá 72 tiếng
Cất sát vào trong, là nơi lạnh nhất của tủ lạnh |
2 tuần trong ngăn
đá của tủ lạnh một cửa (-15oC) 3 tháng trong ngăn đá của tủ lạnh hai cửa (–18°C) 6 đến 12 tháng trong tủ đá (–20°C*) |
Đóng đá – để tan
trong ngăn lạnh, không cho vào nước ấm |
Dưới 4 tiếng – nói
cách khác là cho đến cữ bú kế tiếp |
24 tiếng | Đừng cho đông đá
lại |
Cho vào nước ấm
cho tan đá |
Chỉ dành cho một
cữ bú |
để trong vòng
4 tiếng hoặc cho đến cữ bú kế tiếp |
Đừng cho đông
đá lại |
Đừng cho đông
đá lại |
Bú không hết phải
đổ bỏ |
Đổ bỏ | Đổ bỏ |
Lưu ý: Tủ đá cửa ngang hay cửa trên, không xả đá tự động, không mở ra thường xuyên và luôn giữ được nhiệt độ lạnh nhất.
Bạn đã biết những lợi ích quan trọng của sữa mẹ và mong muốn duy trì nguồn sữa cho con dù đã hết thời gian nghỉ thai sản. Hãy đọc kỹ bài viết mẹo vắt sữa và lưu trữ sữa mẹ hiệu quả mà các mẹ nên áp dụng để nuôi con an toàn và khỏe mạnh, bé yêu được dùng nguồn dinh dưỡng quý giá này dù mẹ không thường xuyên ở cạnh nhé.
Và để mẹ có thể tự tin hơn khi nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tham khảo các bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm cẩm nang chăm sóc bé trong những ngày tháng chào đời nhé.
>>> Bạn có thể quan tâm đến chủ đề: