Rạch tầng sinh môn là một nỗi ám ảnh với nhiều bà mẹ sinh thường tuy nhiên đây lại là thủ thuật thường gặp và giúp quá trình sinh em bé dễ dàng hơn. Vậy vết rạch tầng sinh môn bao lâu mới lành, có để lại sẹo hay không? Để giải đáp tất cả những thắc mắc trên mẹ hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây.
Nội dung bài viết
Giải đáp vết rạch tầng sinh môn bao lâu mới lành?
Rất nhiều mẹ sau sinh có thắc mắc vết rạch tầng sinh môn bao lâu mới lành? Thông thường vết rạch tầng sinh môn sẽ được khâu bằng chỉ tự tiêu và sau 1 thời gian vết thương sẽ tự lành và không còn thấy chỉ khâu nữa.
Với những mẹ chăm sóc vết khâu cẩn thận, đúng cách không xảy ra biến chứng gì thì sau khoảng 2-3 tuần thì vết rạch tầng sinh môn bắt đầu lành. Và khoảng sau 1 tháng sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, cũng tùy từng cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người mà thời gian vết rạch lành có thể khác nhau.
Có những trường hợp vệ sinh vết rạch tầng sinh môn sai cách khiến cho vết khâu bị nhiễm trùng mưng mủ, đau khó chịu. Hay có những dấu hiệu như sốt, đau tầng sinh môn, ra khí hư bất thường thì mẹ nên đến gặp khác sĩ khám và được kiểm tra lại. Tránh để xảy ra trường hợp nhiễm trùng vết rạch tầng sinh môn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ.
Sau khi sinh để vết khâu mau lành hơn thì nên chăm sóc vết rạch tầng sinh môn thật sạch sẽ và cẩn thận. Kiêng ăn những thức ăn như đồ nếp, thịt gà sẽ khiến vết thương lâu lành.
Vết rạch tầng sinh môn có để lại sẹo không?
Vết rạch tầng sinh môn có thể ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ nếu mẹ không biết cách chăm sóc và kiêng cữ sau sinh. Vết rạch tầng sinh môn có để lại sẹo không thì câu trả lời hoàn toàn có thể để lại sẹo. Nếu vết khâu kém thì có thể để lại sẹo rất xấu. Có nhiều trường hợp vết rạch tầng sinh môn bị lồi gây mất thẩm mỹ và tự ti cho các bà mẹ trong chuyện sinh hoạt vợ chồng.
Một số lý do khiến vết rạch tầng sinh môn bị lồi như:
– Do cơ thể người mẹ dị ứng với chỉ khâu.
– Do mẹ không kiêng ăn các đồ ăn gây sẹo lồi như rau muống.
– Chăm sóc và vệ sinh vết rạch tầng sinh môn sai cách.
– Sản phụ sau sinh đi lại quá nhiều hoặc vận động mạnh. Ngồi sai tư thế cũng là nguyên nhân khiến vết khâu bị lồi, hở miệng.
Mách mẹ cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn đúng cách
Để vết rạch tầng sinh môn mau lành và không bị nhiễm trùng thì việc chăm sóc vệ sinh vết rạch đúng cách là điều rất quan trọng. Trong khoảng thời gian 1-2 lần đầu sau khi rạch thì chỗ vết khâu sẽ khá đau, bị sưng sau đó những ngày sau sẽ bớt đau và lành dần. Mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn đúng cách dưới đây.
Sử dụng phương pháp chiếu tia Plasma vào vết rạch
Hiện nay ở một số bệnh viện sau khi sinh sẽ có dịch vụ chiếu tia Plasma và mẹ nên sử dụng dịch vụ này sẽ giúp vết khâu nhanh nhiều hơn giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bởi tia Plasma có khả năng diệt khuẩn, khử trùng và làm sạch vết thương mà không hề gây hại cho da. Hơn nữa còn giúp tăng cường sản sinh tế bào da giúp tái tạo biểu mô và hạn chế bị sẹo. Đồng thời chiếu tia Plasma cũng giúp giảm đau vết thương, giảm sưng, chống viêm nhiễm, vết thương nhanh khô hơn.
Hướng dẫn cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn
– Trong những ngày đầu làm mẹ nên mua dung dịch Povidine hay còn gọi là thuốc đỏ sau đó pha loãng và rửa tầng sinh môn ngày 2 lần. Thuốc Povidine có tác dụng sát khuẩn chống viêm nhiễm. Nếu không pha loãng mẹ có thể dùng bông thấm và lau rửa vết thương trực tiếp đều được.
– Sau mỗi lần đi vệ sinh mẹ nên dùng vòi sen để xịt rửa sau đó lau nhẹ bằng khăn sạch từ trước ra đằng sau. Tránh xịt rửa từ đằng sau ra trước khiến vi khuẩn từ hậu môn đi ngược vào về thương.
– Với những mẹ vẫn còn sản dịch thì nên thay băng vệ sinh thường xuyên tránh để quá lâu khiến vi khuẩn tích tụ và ẩm ướt tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Thường 3-4 tiếng mẹ nên thay băng vệ sinh một lần.
Mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng và ngồi đúng tư thế
Sau sinh mẹ vẫn nên đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp máu lưu thông, giảm sưng viêm vết khâu hơn. Ngoài ra còn hạn chế tình trạng bị bế sản dịch. Tuy sau sinh vẫn đau và mất sức nhưng mẹ có thể đi bộ quanh giường bệnh, hành lang và đi chậm, hai chân dang rộng.
Việc ngồi đúng tư thế cũng sẽ giúp mẹ đỡ đau vết khâu hơn, mẹ không nên ngồi xổm, nên lót một chiếc gối mỏng phía dưới giúp giảm áp lực lên tầng sinh môn.
Có thể mẹ quan tâm: >>> Sau sinh mổ có được ngồi xổm không? Bao lâu có thể ngồi xổm?
Chế độ ăn uống đầy đủ
Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh hơn. Sau sinh mẹ cũng không nên ăn quá kiêng khem chỉ cần kiêng một số loại thực phẩm gây sẹo như rau muống, đồ nếp… Một sức khỏe tốt sẽ giúp mẹ nhanh lành vết thương và có sức đề kháng chống lại các bệnh.
Hy vọng với những thông tin trên mẹ đã biết vết rạch tầng sinh môn bao lâu mới lành rồi đúng không nào. Ngoài cách chăm sóc vệ sinh đúng cách mẹ cũng nên theo dõi quan sát vết khâu nếu thấy có bất thường nên đến viện khám ngay.
Xem thêm:
>>> Vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ phải làm sao?
>>> Tổng hợp các bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp và cách điều trị