Sau sinh vùng kín có mùi hôi là triệu chứng phổ biến và là vấn đề hết sức tế nhị, khó nói của nhiều chị em phụ nữ sau sinh. Điều này có thể tác động rất lớn đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của chị em. Liệu có biện pháp nào trẻ hóa “cô bé”, lấy lại sự tự tin vốn có của “cô chị” nào? Cùng blogmebimsua.com đi tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
Một số câu hỏi của các chị em về tình trạng hôi vùng kín sau sinh gửi tới Blog Mẹ Bỉm Sữa
- Câu hỏi của chị An Phương: “Dạ cho em hỏi là vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa không rát thì nên làm thế nào ạ? Dùng sản phẩm gì ạ? E đã đặt thuốc rồi nhưng mà vẫn không đỡ mùi ạ. Cứu em”
- Câu hỏi của chị Trâm Lê: “Blog Mẹ Bỉm Sữa ơi vùng kín của em không ra dịch hay gì hết nhưng sao lại có mùi hôi vậy ạ, mặc dù e vệ sinh rất sạch sẽ,nhiều lúc xx với ny chả dám để a ấy vm, vì e ngại. Ai có cách gì mách em với ạ”
- Câu hỏi của DS Bình: “ Blog Mẹ Bỉm Sữa cho em hỏi mùi hôi âm đạo là do những nguyên nhân gì? (Có nguyên nhân do cơ địa không? giống như hôi nách, hôi chân vậy…) Nếu do cơ địa thì mình có thể dùng sản phẩm gì? Ví dụ hôi nách thì dùng lăn khử mùi vậy…Các sản phẩm nước hoa xịt vùng kín quảng cáo trên thị trường có nên sử dụng? Dùng lâu dài có gây tác dụng phụ gì ko? Em cảm ơn.”
Sau khi sinh, tử cung của người phụ nữ sẽ bắt đầu co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài cơ thể. Vào thời điểm này, vùng kín và tử cung trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây ra viêm nhiễm, nấm ngứa, ảnh hưởng đến tử cung và buồng trứng.
Do đó nếu sau sinh vùng kín có mùi hôi, các chị em đừng quá nản lòng mà hãy đọc hết bài viết của Blog Mẹ Bỉm Sữa để tìm câu trả lời cho riêng mình nhé.
Nguyên nhân hôi vùng kín sau sinh là gì?
Tử cung của người phụ nữ sau sinh thường bị giãn rộng khiến cơ và mô cùng âm đạo cũng bị dãn nở theo. Tiếp theo đó là sự mất kiểm soát sự bài tiết dịch nhờn, sản dịch còn sót lại,…khiến vùng kín có mùi hôi và luôn trong tình trạng ẩm ướt.
Chính môi trường ẩm ướt này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào vùng kín. Hơn nữa, sau khi sinh, một số chị em không thể đi lại nhiều khiến việc bài tiết bị tắc nghẽn, việc vệ sinh vùng kín cũng trở lên khó khăn. Do đó nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến sau sinh vùng kín có mùi hôi như:
- Do nước tiểu
Không ít các chị em rất lười vệ sinh vùng kín sau mỗi lần đi tiểu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến vùng kín của các chị em xuất hiện mùi hôi lạ. Mùi hôi này xuất hiện có thể là do sự kết hợp giữa nước tiểu dư thừa và dịch nhầy âm đạo sau sinh. Nguyên nhân của việc này có thể là do các chị em chỉ dùng vòi xịt mà không dùng giấy thấm vùng kín tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây mùi khó chịu.
Nếu là do nguyên nhân này, các chị em sau sinh hãy chú ý vệ sinh vùng kín khô thoáng mỗi ngày. Thêm vào đó, sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để thấm nước tiểu sau khi đi vệ sinh cũng như chất dịch nhờn. Lượng nước tiểu đọng lại trên quần lót không chỉ gây ra mùi khó chịu mà kết hợp với cả dịch âm đạo trong đó cũng gây mất thẩm mỹ và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Do mặc quần lót quá chật
Một nguyên nhân khá cơ bản nhưng chắc hẳn chẳng mấy chị em biết được. Thói quen mặc quần lót chật cũng gây ảnh hưởng ít nhiều tới vùng kín, đặc biệt là với các viêm nhiễm phát sinh mùi. Những chiếc quần lót bó sát khiến vùng kín đổ mồ hôi mà không thoát được hơi ra ngoài. Kết hợp nước tiểu và dịch âm đạo gây nên mùi khó chịu, bám dai dẳng trên quần bạn. Nếu để tình trạng này tiếp diễn thường xuyên sẽ khiến bạn mắc bệnh viêm nang lông vùng kín.
- Do viêm âm đạo
Hầu như các chị em phụ nữ đều gặp tình trạng viêm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Tình trạng viêm âm đạo xảy ra là do nấm, vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo qua đường quan hệ tình dục hoặc do lười vệ sinh âm đạo. Trong đó vùng kín có mùi hôi là biểu hiện đầu tiên của tình trạng viêm. Kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt tình dục của vợ chồng.
Bình thường, phụ nữ sau sinh thường tiết ra sản dịch âm đạo có màu đỏ. Khi bệnh viêm âm đạo diễn biến nặng hơn, có thể xuất hiện khí hư màu trắng đục, vón cục hoặc màu vàng nhạt, có mùi hôi tanh…Tình trạng viêm nhiễm có thể lây nhiễm vào sâu bên trong vùng kín gây viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu…gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe sinh sản của chị em về sau.
Cách làm giảm hôi vùng kín sau sinh hiệu quả
Có nhiều cách khác nhau để khử mùi hôi vùng kín sau sinh hiệu quả và an toàn, không làm ảnh hưởng tới vùng kín. Một số gợi ý dưới đây có thể áp dụng:
Giảm hôi vùng kín sau sinh bằng cách xông hơ
Chị em phụ nữ gặp tình trạng sau sinh vùng kín có mùi hôi có thể làm cải thiện bằng cách sử dụng các loại lá – thảo dược an toàn lành tính đến từ thiên nhiên có tính kháng khuẩn tốt như lá trầu, lá lốt, ngải cứu…
Dùng lá trầu không xông hơ vùng kín
Việc xông hơ vùng kín sau sinh của chị em sẽ giúp tiêu diệt hết vi khuẩn, làm sạch vùng kín, giảm sưng viêm, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng, và đặc biệt là thúc đẩy se khít âm đạo và khử mùi hôi.
Khi xông hơ vùng kín mẹ có thể cảm thấy sảng khoái hơn, giảm stress, mệt mỏi và các triệu chứng ù tai, ngạt mũi, đau đầu nhanh chóng và luôn tự tin về kích thước của “cô bé” sau này.
Khi nào bắt đầu xông hơ vùng kín sau sinh?
Đối với trường hợp sinh thường, sau khi sinh khoảng 3 ngày mẹ đã có thể bắt đầu tiến hành xông hơ toàn thân và vùng kín tại nhà. Các mẹ không nên kiêng cữ quá nhiều mà không tắm hay vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đối với vùng kín, nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa sau sinh, ngứa ngáy, khó chịu và âm đạo khó se khít trở lại
Với trường hợp sinh mổ thì sau 7 ngày khi vết mổ đã khô và se lại, cơ thể khỏe hơn thì bắt đầu tiến hành xông hơ bình thường. Mặc dù cách xông hơ vùng kín sau sinh có nhiều lợi ích, nhưng mỗi tuần chỉ nên áp dụng 2 lần và trong khoảng 3 tháng 10 sau sinh để cơ thể phục hồi hoàn toàn.
Cách Dùng: Nấu 1 nồi nước sôi, cho 1 túi lọc lá xông và chút muối, 1 cái bô loại dành cho người lớn, bỏ nước xông vô đó, rồi ngồi xông. Mẹ nhớ đợi nước nguội chút hãng ngồi công nhé.
Nếu muốn rửa cửa mình, thì lấy 1 ít ra để riêng rồi phần còn lại thì để xông (để tránh sản dịch rơi xuống nước xông khi đang ngồi xông, sẽ bị dơ, không dùng để rửa lại được) hoặc không có thể rửa bằng nước ấm lau khô ngay.
Cứ siêng xông trong vòng 1 tháng, cửa mình sẽ thu nhỏ lại từ từ, ngoài ra các mẹ cũng nên tập bài tập kegel – tức bài tập mím môi (vùng kín) , thả lỏng – tập bất cứ khi nào nhớ ra, cũng sẽ hiệu nghiệm lắm lắm.
Xông vùng kín sau sinh sẽ giúp đẩy sản dịch ra nhanh hơn, làm sạch âm đạo, chống nhiễm khuẩn, nấm vùng kín, đồng thời làm co các môi của âm đạo, giúp các mẹ tự tin hơn về cơ thể mình.
Xông hơi vùng kín với nước muối
Muối ngoài công dụng sát trùng hiệu quả còn có tác dụng trong điều trị nhiều vấn đề viêm nhiễm khác nhau. Phương pháp dùng muối xông hơi vùng kín vừa giúp vệ sinh vùng kín hiệu quả, vừa giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu của cô bé. Dùng muối tự nhiên là an toàn nhất, có thể sử dụng các loại muối khác đều được.
Cách thực hiện đơn giản như sau: Dùng 1 phần muối cho vào 10 phần nước, bắc hỗn hợp lên bếp đun sôi. Chờ tới khi nào nước nguội bớt thì tiến hành xông vùng kín, chừng 15 phút. Muối có tính sát khuẩn rất cao, xông hơi là cách làm gián tiếp giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại ở vùng kín, xóa mùi hôi, đồng thời giảm ngứa. Thực hiện 2-3 lần/tuần để có hiệu quả cao nhất.
Giảm hôi vùng kín sau sinh bằng nước phèn chua.
Phèn chua có tác dụng chính là hỗ trợ điều trị, tránh viêm nhiễm phụ khoa, đồng thời khử mùi hôi vùng kín nhờ tính sát khuẩn cao. Phèn chua có độ kiềm cao sẽ làm mất độ pH tự nhiên của vùng kín. Do đó mà bạn chỉ nên áp dụng phương pháp xông hơi để giảm tình trạng hôi vùng kín sau sinh
Cách thực hiện như sau: lấy khoảng 20-30g phèn chua dạng bột, đổ lượng nước vừa đủ vào khuấy đều, đun sôi. Chờ nước nguội bớt tiến hành xông hơi, làm đều đặn 2-3 lần 1 tuần để thấy hiệu quả.
Giảm hôi vùng kín sau sinh bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ
Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm được nhiều chị em lựa chọn để chăm sóc vùng kín sạch sẽ hằng ngày với tính tiện dụng. Nếu chỉ vệ sinh bằng nước thường, sản dịch và vi khuẩn vẫn có khả năng tồn tại ở đâu đó.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được chọn cần phù hợp và đảm bảo về chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và có uy tín trên thị trường. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại dung dịch vệ sinh nào. Thực hiện rửa vùng kín 2 lần mỗi ngày, mỗi sáng và tối, kết hợp với việc thay băng vệ sinh mới để hiệu quả tốt nhất.
Các mẹ lưu ý tránh lạm dụng dung dịch vệ sinh và rửa vùng kín quá kỹ, làm mất đi các vi khuẩn có lợi dẫn đến mất cân bằng độ pH trong âm đạo. Khi sử dụng dung dịch vệ sinh mà thấy dấu hiệu bất thường như khô rát, ngứa ngáy…hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để được giải đáp kịp thời.
Sử dụng băng vệ sinh đúng cách
Sau sinh vùng kín có mùi hôi một phần cũng là do mẹ đang sử dụng băng vệ sinh không đúng cách. Để có thể cảm thấy thoải mái hơn khi sản dịch tiết ra, các mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh ban đêm hoặc loại băng khổ lớn.
Trong một ngày, nên thay băng vệ sinh thường xuyên chừng 3-4 lần, càng nhiều sản dịch tiết ra thì càng nên thay nhiều lần hơn. Không nên dùng phễu silicon hay tampon thấm hút, bởi vừa mới sinh xong, âm đạo còn sưng đau, nhất là tại vị trí vết rạch tầng sinh môn. Việc sử dụng tampon có thể gây nhiễm trùng và khiến vết thương lâu lành hơn.
Mẹ đừng quên vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đóng băng vệ sinh nhé. Quần lót cũng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn có hại tấn công.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, sau sinh vùng kín có mùi hôi không còn là vấn đề nhức nhối của các mẹ để các mẹ luôn tự tin bên ông xã và đồng hành cùng bé yêu khôn lớn.
>>> Tin liên quan: