Dấu hiệu bệnh hậu sản sau sinh và cách điều trị hiệu quả

0
737
Dấu hiệu bệnh hậu sản và cách điều trị bệnh hậu sản sau sinh

Là một người mẹ không gì vui sướng hơn khi được nghe tiếng con khóc chào đời. Khi có thêm thành viên mới, vừa là niềm hạnh phúc to lớn của cả gia đình, nhưng đồng thời có những ảnh hưởng nhất định cho mẹ. Trong đó có các căn bệnh hậu sản sau sinh. Cùng blogmebimsua.com tìm hiểu dấu hiệu của loại bệnh này và cách điều trị hiệu quả nhất cho mẹ nhé.

Tìm hiểu bệnh hậu sản sau sinh là gì?

Thông thường, hậu sản sau sinh là giai đoạn 6 tuần kể từ ngày em bé ra đời. Khi có thai, các cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển để thích nghi với việc mang bầu trong suốt hơn 9 tháng. Còn sau khi sinh con được 6 tuần, trừ vú vẫn phát triển để nuôi con thì các cơ quan sinh dục sẽ dần trở lại bình thường.

Vì vậy, bất kỳ người phụ nữ sau sinh con nào cũng sẽ bước vào giai đoạn hậu sản. Phụ nữ sau sinh nếu không được chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn sinh con thì dễ mắc một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản sau sinh.

benh-hau-san-sau-sinh-6
                                               Tìm hiểu bệnh hậu sản sau sinh là gì?

Dấu hiệu của bệnh hậu sản sau sinh mẹ nên biết

Nhiễm trùng sau sinh

Đây là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở sản phụ sau khi sinh xuất phát từ đường sinh dục như âm đạo, cổ tử cung, tử cung trong khoảng 6 tuần đầu sau sinh bé.

benh-hau-san-sau-sinh-5
                            Để tránh nhiễm trùng sau sinh mẹ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Có thể nói nhiễm trùng hậu sản là một tai biến sản khoa xảy ra do nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của sản phụ. Các triệu chứng nhận biết nhiễm trùng sau sinh bao gồm:

  • Sản dịch có mùi hôi
  • Có thể bị sốt
  • Tử cung co chậm và đau

Băng huyết sau sinh

Dấu hiệu bệnh hậu sản băng huyết sau sinh bao gồm:

  • Mẹ có biểu hiện sốc: mệt, tím tái, da xanh xao, khát nước, mạch nhanh nhỏ, huyết áp có thể tụt thấp.
  • Mẹ bị chảy máu ồ ạt từ tử cung qua âm đạo ra ngoài.
  • Mẹ bị ra máu với các mức độ và hình thái khác nhau.

Bế sản dịch

Đây là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung của người mẹ. Khi mẹ bị bế sản dịch nếu can thiệp muộn có thể dẫn tới rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng.

Tắc tia sữa

Khi sữa mẹ không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ mỗi khi bé mút gây ra hiện tượng tắc tia sữa

benh-hau-san-sau-sinh-4
                                   Tắc tia sữa là bệnh hậu sản sau sinh mẹ thường gặp

Nếu mẹ bị tắc tia sữa nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú. Thậm chí là hình thành xơ tuyến vú, nhiễm trùng. Các dấu hiệu của bệnh hậu sản sau sinh tắc tia sữa gồm: 

  • Mẹ thấy bầu vú căng, cứng, đau nhức, mức độ ngày càng tăng dần khiến người mẹ vô cùng đau đớn, khó chịu.
  • Thấy sữa mẹ tiết ra ít hoặc không tiết ra.
  • Mẹ có thể bị sốt cao

Áp xe vú

Đây là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú và thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú với các dấu hiệu như: 

  • Mẹ thấy vú sưng – nóng – đỏ – đau, khi thăm khám thấy các nhân mềm, có ổ chứa dịch ấn lõm. 
  • Đi xét nghiệm CRP (C – reactive protein) tăng.
  • Khi chọc dò ổ viêm có mủ, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.

Có thể mẹ quan tâm: >>> Dấu hiệu bị áp xe tuyến sữa sau sinh và cách phòng tránh

Táo bón và trĩ

Đây là bệnh hậu sản sau sinh có thể xuất hiện trong thời gian hậu sản cũng như lúc phụ nữ mang thai. Có thể tình trạng này trở nên trầm trọng hơn do sự tăng kích thước của tử cung tạo áp lực lên các tĩnh mạch bụng dưới.

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm là một trong các dấu hiện mẹ sau sinh đã mắc phải bệnh hậu sản. Biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh gồm:

  • Suy nhược cơ thể
  • Hoảng hốt
  • Căng thẳng
  • Cảm giác bị ám ảnh
  • Mất tập trung
  • Rối loạn giấc ngủ

Các cách chữa bệnh hậu sản sau sinh hiệu quả?

Mẹ muốn biết hậu sản sinh sau sinh có nguy hiểm không? Cách chữa bệnh hậu sản sau sinh như thế nào hiệu quả nhất? Bệnh hậu sản nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, thậm chí là tử vong. 

Mẹ có thể tham khảo những cách chữa bệnh hậu sản sinh dưới đây để áp dụng phù hợp nhé:

  • Lưu ý không quan hệ sinh hoạt vợ chồng ngay sau sinh khi mà sức khỏe chưa hồi phục.
  • Mẹ nên giữ cho vùng kín luôn khô ráo, sạch sẽ. Không nên dùng giấy thô nhám hay khăn ướt có mùi thơm để vệ sinh âm đạo.
  • Lưu ý vệ sinh vùng kín bằng nước đun sôi để ấm. Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo để tránh gây tổn thương.
  • Khi bị tắc tia sữa, hãy nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi con đang bú hoặc đang hút sữa bằng máy. 
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: uống thật nhiều nước, đồng thời bổ sung những loại thức ăn có khả năng tăng cường sức đề kháng, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, tập thể dục, sử dụng men vi sinh, thuốc theo chỉ định của bác sĩ…
  • Khi có dấu hiệu trầm cảm mẹ nên trị liệu tâm lý 
  • Nếu thấy các dấu hiệu trở nặng, mẹ nên tới bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phương án điều trị cụ thể.
benh-hau-san-sau-sinh-3
                                      Mẹ nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả

Bệnh hậu sản sau sinh là căn bệnh hầu như mẹ nào cũng gặp phải. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho mẹ. Vì vậy mẹ nên lưu ý về tình trạng của bản thân để kịp thời xử lý nhé.

Xem thêm:

>>> Bệnh hậu sản sau sinh là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

>>> Tổng hợp các bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp và cách điều trị

>>> Các triệu chứng sau sinh thường gặp mẹ cần lưu ý