Cho bé uống sữa mẹ lạnh được không? Thực tế, việc cho trẻ uống sữa lạnh hay nóng đều không có liên quan gì đến sức khỏe hay đau bụng ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ do quá bận bịu mà phải bảo quản sữa trong tủ lạnh rồi mới cho con bú thì liệu rằng sữa có còn đủ dưỡng chất cho bé hay không? Sữa để được bao lâu? Và việc vắt sữa như thế có ảnh hưởng đến việc tiết sữa hay không là những kiến thức mà blogmebimsua.com khuyên mẹ cần phải tìm hiểu kỹ trước khi cho bé uống sữa lạnh.
Trẻ bị viêm họng có phải do uống sữa mẹ lạnh?
Viêm họng ở trẻ thường do một loại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Nhiều trẻ bị đau bụng say khi uống sữa xong là do chất lượng sữa không đảm bảo, điều kiện bảo quản không tốt, sữa bị thiu hoặc đã bị vi khuẩn xâm nhập. Chính vì thế mà việc cho bé uống sữa mẹ nóng hay lạnh đều không gây viêm họng bởi các lý do sau:
- Nhiệt độ của sữa khi vừa vào cơ thể sẽ thay đổi bằng nhiệt độ thân nhiệt
- Uống sữa lạnh không gây sưng họng hay viêm họng bởi tốc độ truyền nhanh của sữa khi qua thực quản khiến chúng chưa thể tác động lên bề mặt tiếp xúc gây tổn thương do nhiệt.
Cho bé uống sữa mẹ lạnh được không?
Có nguồn tin cho rằng, trẻ sơ sinh có thể uống sữa lạnh. Nhiều ông bố bà mẹ thường chọn cách hâm nóng sữa cho con mình là do sở thích của cha mẹ và em bé chứ không phải vì lý do sức khỏe. Bé sẽ được an toàn khi uống sữa mẹ lạnh và sữa mẹ đông lạnh có thể được sử dụng như một hình thức giảm đau cho trẻ mọc răng.
Theo nghiên cứu, sữa ấm có tác dụng xua dịu dạ dày của bé và làm bé cảm thấy thoải mái. Nhiệt độ của sữa cũng có ảnh hưởng nhất định đến cảm quan và khẩu vị của bé. Bạn biết đó, sữa mẹ tiết ra luôn ở một mức nhiệt độ nhất định bằng với nhiệt độ cơ thể mẹ, đó là lý do chính mà những đứa trẻ thường thích bú sữa mẹ nhất.
Trường hợp mẹ quá bận rộn, không có thời gian cho bé bú mà phải vắt sữa ra dự trữ trong tủ lạnh để người chăm sóc bé cho bé uống dần thì trước khi cho bé ăn, mẹ nên dặn dò người chăm sóc làm ấm sữa cho bé bú trước khi lấy sữa từ trong tủ lạnh ra để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như đường ruột của trẻ.
Một trong những cách làm ấm sữa hiệu quả nhất đó là đặt sữa trong một bát nước ấm và làm ấm sữa lên đến nhiệt độ phòng. Cần tuyệt đối không hâm sữa mẹ ở trong lò vi sóng bởi cách này không những không làm ấm được sữa mẹ hoàn toàn mà còn làm mất đi một số dưỡng chất có lợi trong sữa.
Các mẹ lưu ý rằng, sữa được bảo quản trong tủ lạnh sẽ có một lớp váng nổi trên bề mặt, vì thế mẹ nên lắc đều trước khi hâm nóng và cho bé uống.
Trường hợp bạn cho bé bú mẹ từ sữa công thức, bạn nên để ý pha sữa làm sao để sữa có được nhiệt độ lý tưởng như sữa mẹ. Nước pha sữa đã được đun sôi nhưng nhiệt độ thích hợp để pha sữa chỉ khoảng 40-50 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng để hòa tan sữa bột. Dùng nước quá nóng sẽ làm phân hủy dưỡng chất quan trọng và vitamin có trong sữa. Pha sữa với nước quá nguội thì sữa sẽ không tan được hết, trẻ bú sẽ còn lại những cục sữa nhỏ trên thành bình.
Việc cho trẻ uống sữa bột ấm cực kỳ có lợi có sức khỏe của trẻ và đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Với trẻ sơ sinh, sữa vẫn là một trong những nguồn dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời.
Sữa là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là tryptophan – có công dụng bồi bổ thần kinh và ổn định hệ thần kinh, khống chế độ hưng phấn của thần kinh trung ương khiến cho bé cảm giác buồn ngủ. Bên cạnh đó, lượng khoáng chất và canxi có trong sữa giúp thúc đẩy sản xuất mentonin – một chất giúp giảm căng thẳng hiệu quả và giúp ổn định trí não để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ. Vì thế việc hâm nóng sữa cho bé bú tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến cho nhiều bà mẹ loay hoay và lúng túng vì không biết mình làm như vậy đã chuẩn chưa.
Bài viết đã giải đáp cho các mẹ về việc cho bé uống sữa mẹ lạnh được không? Tóm lại, việc uống sữa lạnh không làm trẻ bị viêm họng nhưng các chuyên gia vẫn khuyên mẹ nên cho bé bú sữa ấm để tốt cho cơ thể trẻ và không làm trẻ bị mất vị giác. Theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để hiểu hơn về dinh dưỡng cho bé sau sinh các mẹ nhé.
>>> Tin liên quan: