Bị lạnh bàn chân sau sinh có thể điều trị dứt điểm không?

0
522
Bị lạnh bàn chân sau sinh có thể điều trị dứt điểm không?

Nhiều mẹ sau khi trải qua quá trình sinh đẻ thường gặp phải triệu chứng bị lạnh bàn chân sau sinh. Thường các mẹ đều không biết nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục ra sao. Vì vậy nội dung bài viết sau đây Blogmebimsua.com sẽ giúp các mẹ giải đáp các thắc mắc về vấn đề này.

Nguyên nhân lạnh lòng bàn chân sau sinh 

Các mẹ sau sinh thường bị lạnh lòng bàn chân bởi 3 lý do chính sau đây:

  • Lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi do quá trình sinh nở. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh và làm cho mạch máu dưới da co lại. Tuần hoàn máu bị giảm và dẫn đến triệu chứng bị lạnh bàn chân sau sinh ở các mẹ.
  • Bị lạnh chân sau sinh do thiếu máu. Tình trạng thiếu máu sau sinh cũng là một nguyên nhân. Bởi khi thiếu máu sẽ làm cho tuần hoàn máu giảm, lượng máu đến các đầu ngón tay, ngón chân trở nên khó khăn hơn.
  • Mẹ gặp phải những vấn đề về tâm lý sau sinh. Sau khi sinh các mẹ thường nhạy cảm, hay lo lắng, căng thẳng và mất ngủ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Làm co mạch máu đầu chi (tay chân), làm cho triệu chứng lạnh bàn chân sau sinh càng trầm trọng hơn.
bi-lanh-ban-chan-sau-sinh-1
                                                Nguyên nhân bị lạnh bàn chân sau sinh

Cách điều trị dứt điểm lạnh lòng bàn chân đơn giản dành cho mẹ 

Dưới đây là 5 cách cách điều trị lạnh lòng bàn chân đơn giản, nhưng có tác vô cùng hiệu quả. Có thể trị dứt điểm bị lạnh bàn chân sau sinh, các mẹ hãy tham khảo nhé.

Ngâm ấm bàn chân thường xuyên 

Ngâm chân với hỗn hợp gừng tươi và muối là một bài thuốc Đông y rất nổi tiếng được nhiều mẹ sử dụng. 

Cách thực hiện: các mẹ lấy 1 nhánh nhỏ gừng tươi (khoảng 20-30g) đem đập dập rồi đun sôi trong 10 phút với nửa nồi nước (đậy nắp kín để tránh bay hơi). Sau đó pha thêm nước lạnh và muối vào nước gừng đến nhiệt độ phù hợp và ngâm chân trong khoảng 20 phút

Mẹ nên thực hiện thường xuyên mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp giãn mạch, tăng tuần hoàn để máu huyết lưu thông tốt hơn.

bi-lanh-ban-chan-sau-sinh-3
                                           Mẹ nên thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm

Thường xuyên tập thể dục để thúc đẩy tuần hoàn máu   

Việc tập thể dục và vận động thường xuyên như đi bộ, tập yoga, thái cực quyền… đều giúp cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu. Tuy nhiên các mẹ không nên vận động mạnh ở cường độ cao. Vì cơ thể sau sinh còn khá yếu. Chỉ nên chọn tập mức độ vừa sức và duy trì đều đặn. 

Bên cạnh đó, thiền định tĩnh tâm cũng rất tốt. Giúp mẹ loại bỏ được những cảm xúc lo lắng tiêu cực. Do giảm sút đột ngột hóc môn sau sinh.

bi-lanh-ban-chan-sau-sinh-4
                                           Thường xuyên tập thể dục để thúc đẩy tuần hoàn máu

Các mẹ có thể tham khảo: 6 bài tập thể dục sau sinh 2 tháng giảm mỡ bụng, căng thẳng

Mát xa lòng lòng bàn chân

Thường xuyên mát xa lòng bàn chân bằng cách chà xát 2 lòng bàn chân lặp lại. Đến khi tay chân hết lạnh, trở nên ấm áp thì dừng. Để tăng cường hệ tuần hoàn máu, làm cho lượng máu đến các chi được lưu thông. 

Bổ sung sắt cho cơ thể bằng thực phẩm có giàu hàm lượng sắt

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị lạnh bàn chân là do mẹ bị thiếu máu sau sinh do thiếu sắt. Mẹ nên bổ sung thêm sắt và vitamin trong khẩu phần ăn hằng ngày với các như lòng đỏ trứng gà, thịt bò, đậu nành, củ dền, khoai tây, cải thìa, cải xoăn, bông cải xanh…

bi-lanh-ban-chan-sau-sinh-5
                          Bổ sung đầy đủ hàm lượng sắt cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu sắt

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Các mẹ cần cố gắng ngủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo đủ giấc. Ngoài ra giữ ấm cho cơ thể cũng làm ngon giấc hơn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ điều trị được dứt điểm triệu chứng bị lạnh bàn chân sau sinh. Các mẹ hãy duy trì những thói quen tốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng thật hợp lý để luôn có một sức khỏe sau sinh tốt nhất nhé.

Xem thêm:

>>> Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiện tượng ớn lạnh sau sinh

>>> Dấu hiệu bệnh hậu sản sau sinh và cách điều trị hiệu quả

>>> Các triệu chứng sau sinh thường gặp mẹ cần lưu ý