Ăn dặm truyền thống là gì? Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm như thế nào?

0
462

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm từ lâu đời, được nhiều ông bà bố mẹ áp dụng trong việc nuôi con. Thông thường bố mẹ sẽ xay nhuyễn thịt cá, rau củ,… rồi kết hợp với cháo hoặc bột mịn. Sau đó dần dần mẹ chuyển sang dạng cháo nguyên hạt để bé đón nhận từng loại một, rồi cuối cùng tập cho bé ăn cơm nguyên hạt.  

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp ăn dặm truyền thống

Cần xây dựng cho bé thực đơn có đủ 4 loại dưỡng chất: chất béo, chất đạm, các vitamin và khoáng chất, tinh bột. Mẹ đừng ép ăn, nên cho bé ăn từ loãng đến đặc và từ ít đến nhiều do hệ tiêu hóa còn non yếu. 

Các mẹ cũng nên kiểm tra các xem bé có bị dị ứng và khả năng tiêu hóa cho bé khi thử thức ăn mới hay không. Và các lưu ý không cho bất kỳ gia vị muối, hạt nêm,… điều này sẽ gây tổn thương đến thận của trẻ. 

Không nên cho bé đi ăn rong mà nhiều người lầm tưởng bé sẽ có thích thú với ăn, mẹ cho bé ngồi một chỗ hoặc cho bé ngồi ghế ăn dặm để tạo thói quen ăn uống lành mạnh. 

Lên thực đơn thay đổi theo ngày đa dạng để bé làm quen được những thực phẩm mới, tạo cho bé cảm giác thích thú với ăn uống. Và trong từng giai đoạn thì bố mẹ cần thay đổi độ thô để tránh trẻ phụ thuộc vào các thức ăn được xay nhuyễn.

be-an-dam-kieu-truyen-thong
Bé ăn dặm kiểu truyền thống

                                     

Cho bé ăn dặm truyền thống đúng cách và khoa học là như thế nào?

Đây là câu hỏi được khá nhiều bà mẹ quan tâm lo lắng trong thời kỳ ăn dặm,các mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm theo từng giai đoạn phát triển của bé. Mỗi giai đoạn sẽ áp dụng những đặc thù khác nhau. Thời điểm bắt đầu thời kỳ ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi là có thể áp dụng:

Giai đoạn bé 6 tháng tuổi: Sử dụng gạo được nghiền mịn, pha loãng. Có thể sử dụng nước hầm xương, nước hầm thịt với rau củ,….. các thực phẩm được ninh kĩ nghiền qua rây để mình có thể thu được thành phẩm mịn, loãng 

Thời gian đầu này nên cho ăn ít để bé tập thích nghi với phương pháp ăn mới này và mẹ kết hợp cho bé bú + 01 bữa ăn dặm. Lượng thức ăn thích hợp: 100-150 ml

Giai đoạn bé từ 7-9 tháng tuổi: Sử dụng cháo được ninh, thìa khuấy lên hạt vỡ. Trong giai đoạn này mẹ cũng không cần nghiền nát hoặc nghiền qua rây mà có thể băm nhỏ để thay đổi dần độ thô của thức ăn. 

Có thể kết hợp thêm ăn dặm trái cây, rau củ và thịt cá. Nên chia nhỏ các bữa ăn dặm và tránh ép ăn nhiều sẽ tạo cho trẻ cảm giác sợ sệt khi ăn uống. 

Giai đoạn bé từ 10-12 tháng tuổi: Cho bé ăn cháo nguyên hạt dần và làm quen với các món thô, thức ăn thái khúc. Đến thời gian này có thể nấu cháo đặc hơn, được kết hợp với: thịt hoặc cá, tôm, trứng,… và rau xanh. Có thể sử dụng muỗng, nĩa để bé tập làm quen với tự xúc ăn. Cần để ý để tránh các vật dụng gây tổn thương da của bé. 

Bé có thể ngồi cùng mâm ăn cơm với mọi người trong gia đình, cắt nhỏ thức ăn cho bé, các thức mềm dễ nuốt là ưu tiên số một.

Giai đoạn bé từ hơn 1 tuổi trở đi: Cho bé ăn cơm nát, đồ ăn băm nhỏ và có thể ăn được hầu hết thức ăn của người lớn. Rèn cho bé các kỹ năng cầm muỗng, nĩa để cho bé tự xúc, nhai. Ở độ tuổi này bố mẹ cần xây dựng thực đơn ăn đa dạng để bé có thể phát triển toàn diện và hấp thu các chất dinh dưỡng.

Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi

Các mẹ cần xây dựng thực đơn đa dạng phong phú, để cho trẻ cảm giác thích thú với ăn uống. Dưới đây là những bài viết tham khảo mà các mẹ có thể áp dụng: 

  • Thứ 2: Cháo bí đỏ 
  • Thứ 3: Cháo rau + nước hầm xương
  • Thứ 4: Cháo nước luộc gà + khoai tây 
  • Thứ 5: Cháo hạt sen mịn 
  • Thứ 6: Cháo ngô ngọt + cà rốt 
  • Thứ 7: Cháo mồng tơi + trứng gà 
  • Chủ nhật: Cháo bí đỏ + nước hầm xương

Thực đơn ăn dặm truyền thống hiện tại không còn quá xa vời với các bậc phụ huynh, các bố mẹ cần xây dựng thực đơn phong phú, khoa học, để đạt hiệu quả phát triển của bé. Tránh gây còi xương suy dinh dưỡng, chậm phát triển. 

Tin liên quan:

>>> Khi nào cho bé ăn dặm? Bé mới ăn dặm cần chú ý điều gì?
>>> Điểm danh các món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm “chữa” còi xương