Cân nặng của trẻ là vấn đề liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng được các mẹ bỉm quan tâm. Bé tăng cân chậm có nên cho ăn dặm sớm không? Để trả lời được vấn đề này, trước hết mẹ cần biết nguyên nhân bé chậm tăng cân và thời điểm ăn dặm tốt nhất của trẻ là gì? Cùng tìm hiểu trong bài mẹ nhé!
Bé tăng cân chậm ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân
Bé tăng cân chậm khiến nhiều mẹ lo lắng, bất an, stress. Nguyên nhân bé chậm tăng cân là do đâu? Trên thực tế, không phải trẻ sơ sinh nào cũng có cân nặng đúng hoặc vượt chỉ tiêu về chỉ số cân nặng khoa học theo độ tuổi. Một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề chậm tăng cân ở trẻ là:
- Trẻ ngậm ti không đúng cách và bú ít hơn nhu cầu của cơ thể.
- Sữa mẹ ít, không cung cấp đủ cho nhu cầu của con.
- Sữa mẹ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
- Mẹ phân phối lượng cữ sữa và thời gian bú các cữ sữa chưa hợp lý.
- Mẹ tắm cho trẻ ngay sau cữ bú.
- Trẻ sinh non, thể trạng yếu.
- Trẻ gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe như: Tiêu hóa kém; mắc bệnh liên quan đến miệng, họng; mắc các bệnh liên quan đến phổi, tim mạch, down…
Bé chậm tăng cân có nên cho ăn dặm sớm không?
Như trên đã trình bày, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ tăng cân chậm. Tuy nhiên, việc tăng cân chậm và việc cho trẻ ăn dặm là hai điều hoàn toàn khác nhau. Mẹ không thể vì thấy con chậm tăng cân thì tự ý chuyển qua giai đoạn ăn dặm khi con chưa đến tuổi. Bởi vì, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ non, yếu chưa thể tiếp thu, tiêu hóa nhiều loại thức ăn.
Thời điểm ăn dặm tốt nhất theo khuyến cáo là trẻ được 6 tháng tuổi. Đối với những trẻ có nhu cầu ăn dặm sớm, mẹ có thể cho con ăn từ khi được 4 đến 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, phải chọn loại bột ăn dặm phù hợp với tuổi của con. Mẹ tự ý cho bé ăn dặm khi chưa đến tuổi, không những không giúp con tăng cân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, nhất là vấn đề tiêu hóa.
Bé tăng cân chậm phải làm sao?
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân do các nguyên nhân liên quan đến cách ngậm ti, chế độ dinh dưỡng từ sữa mẹ, cữ bú… mẹ có thể hoàn toàn tự khắc phục. Chẳng hạn: Mẹ điều chỉnh cữ bú từ 8 đến 12 cữ/ ngày; điều chỉnh thời khoảng cách giữa các cữ bú từ 2 đến 3 tiếng. Mẹ bổ sung thêm sữa công thức cho trẻ nếu sữa mẹ không đủ chất…
Đối với trẻ chậm tăng cân không phải do các nguyên nhân bên ngoài, mẹ cần có sự thăm khám từ các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp khắc phục.
Như vậy, mẹ có thể thấy, bé tăng cân chậm không cần phải cho trẻ ăn dặm sớm. Nếu trẻ vẫn khỏe mạnh, bình thường, mẹ chỉ cần điều chỉnh một số thói quen không tốt, chọn loại sữa công thức phù hợp để bổ sung… Rồi con sẽ lớn nhanh thôi. Chúc mẹ có thêm những kinh nghiệm chăm sóc bé khỏe mạnh, sớm đạt được cân nặng như ý.
Xem thêm:
>>> Để trẻ tăng cân ba mẹ không cần lo lắng với những thực phẩm sau