Những dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong nguy hiểm, cần nhập viện gấp

0
2158
vet-mo-sau-sinh
Vết mổ sau sinh

Hiện nay nước ta đẻ mổ có xu hướng đang gia tăng vì nó mang lại một số ưu điểm. Tuy nhiên khi đẻ mổ không phải ca nào cũng thuận lợi. Ngoài đối mặt với tác dụng phụ thuốc gây mê, tê thì mẹ còn phải đối mặt với vết mổ sau sinh. Hãy tìm hiểu dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong nguy hiểm như thế nào để có phương hướng ngăn  chặn xử lý kịp thời.

Dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong

Sau khi sinh mổ nếu bị viêm nhiễm hay do tác động từ ngoại lực bên ngoài mẹ rất dễ có thể bị rách, bục. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu dễ nhận biết mà mẹ cần lưu ý vì có thể là vết mổ bục hoặc nhiễm trùng: 

  • Bên trong vết mổ đẻ bị sưng, đau
  • Vết mổ bị tụ dịch
  • Có thể bị sốt, vết mổ bị tấy và có cảm  giác nóng
  • Vết mổ bị hở và có dấu hiệu rò rỉ, thịt bên trong nhìn như bị lồi ra
  • Bị đau tức xung quanh vết mổ
  • Vết mổ tiết ra dịch có mùi hôi tanh

Nếu sau sinh bằng phương pháp phẫu thuật sinh mổ mà mẹ thấy các dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để có thể xử lý kịp thời, tránh để vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn.

vet-mo-sau-sinh
Vết mổ sau sinh

Những nguy cơ gây vết mổ đẻ bị bục

Ngoài những dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong ở trên, mẹ cần hiểu rõ được các nguy cơ để có biện pháp phòng tránh. Đó là cách tốt nhất giúp mẹ tự bảo vệ bản thân và tránh được các rủi ro biến chứng nguy hiểm:

Vết mổ sau sinh rất dễ bị nhiễm trùng nếu:

  • Không vệ sinh vết thương đúng cách khiến bị nhiễm khuẩn, sưng mủ.
  • Sau sinh vận động quá mạnh không những gây đau ở vết thương mà có thể bục rách.
  • Không được quan hệ khi mới sinh vì do các tư thế mạnh, làm động đến vết mổ rất dễ bị bục chỉ.
  • Vết mổ bị ngâm lâu trong nước cũng ảnh khiến chỉ bị bung.
  • Do ho hoặc hắt hơi cũng khiến vết mổ bị bục

Vì vậy mẹ cần tránh những dấu hiệu trên và cần chăm sóc kiêng đúng cách làm theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Sau bao lâu thì vết mổ sẽ lành? Vết mổ đang lành lại có những dấu hiệu? 

Các vết khâu do đẻ mổ tùy thuộc vào từng mức độ khác nhau mà vết thương sẽ lành. Bình thường các vết khâu sẽ lành lại sau 5 – 10 ngày. Các vết khâu trong lớp cơ thời gian lành lại sẽ lâu hơn và không hoàn toàn lành lại.

Về cơ bản, sau khi sinh mổ 14 ngày vết mổ sẽ tốt lên nhiều. Trong 7 ngày đầu nếu chăm sóc đúng cách theo bác sĩ hướng dẫn thì sẽ không bị nhiễm trùng.

Khoảng sau 3 tháng vết thương có thể lành không còn lo bị bục. Nhưng vết mổ bên trong vẫn chưa hoàn toàn lành, nên các bác sĩ khuyến cáo nếu muốn mang thai tiếp nên để trên 2 năm.

Trong quá trình chăm sóc vết mổ, các mẹ phải thường xuyên theo dõi để tự nhận biết được các dấu hiệu đó và nên thường xuyên đi khám.

Cần làm gì sau sinh mổ để vết thương nhanh chóng lành lại?

  • Có chế độ dinh dưỡng ăn uống hợp lý: ăn những đồ ăn mềm dễ tiêu hóa, nên ăn cháo, uống nước lọc, không được hắt hơi hoặc ho mạnh. Tăng cường bổ sung đạm, vitamin, canxi để cung cấp sữa cho bé.
  • Cần nghỉ ngơi sau sinh, không được hoạt động mạnh vì khi đó cơ thể đang yếu cần nghỉ ngơi. Khi hoạt động thì chỉ nên nhẹ nhàng.
  • Chăm sóc vết mổ thật kỹ trước khi chạm vào vết mổ, cần rửa tay sạch không được ấn, đè vết mổ.
  • Nên chọn trang phục rộng dễ mặc, tránh gây cọ xát vào vết mổ.
  • Kiêng quan hệ sau sinh mổ 3 tháng

Trên đây là bài viết mang tính chất có thể tham khảo thêm. Hy vọng đã cung cấp được những kiến thức về dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong để các mẹ biết cách chăm sóc bản thân và có biện pháp phòng tránh kịp thời. Chúc mẹ thành công!

Tin liên quan:

>>> Kiêng cữ sau sinh mổ bao lâu & như thế nào mới đúng cách

>>> Sau sinh phải kiêng ăn những gì để vết thương mau lành