Sau sinh phụ nữ thường được khuyên nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ giúp cơ thể phòng ngừa táo bón. Thế nhưng sau sinh có ăn được rau bí không vẫn là câu hỏi khiến nhiều mẹ thắc mắc. Mặc dù bí thuộc rau xanh nhưng có tin đồn rằng ăn rau bí sau sinh sẽ khiến mẹ bị mất sữa. Thực hư điều này như thế nào, cùng blogmebimsua.com đi tìm hiểu nhé.
Sau sinh có được ăn rau bí không?
Quá trình sinh nở đầy vất vả khiến cơ thể mẹ mất nhiều sức lực, cơ thể giảm sút, vì thế mà bất kỳ người mẹ nào cũng đều rất chú trọng lựa chọn các loại rau ăn lợi sữa, nhiều dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bà đẻ hoàn toàn có thể ăn rau bí mà không lo bị mất sữa, nhất là các mẹ sau sinh thường xuyên bị mất ngủ, da xanh xao thì càng nên ăn rau bí thường xuyên. Kể cả với các mẹ sinh mổ cũng không cần kiêng rau bí vì nó không hề gây hại cho bà đẻ.
Hơn thế, trong Đông Y, rau bí được đánh giá là loại rau giúp thanh nhiệt, bổ gan, kháng viêm…giúp cho sữa mẹ về ướt áo, nguồn sữa mẹ chất lượng.
Ngoài ra, việc ăn rau bí sau sinh còn có nhiều tác dụng khác nữa mà bà đẻ không nên bỏ qua loại rau này:
- Trong rau bí có chứa vitamin A, C rất tốt cho cơ thể, bổ sung protein cùng nhiều khoáng chất cần thiết khác như photpho, sắt,…giúp cơ thể mẹ nhanh chóng phục hồi, ngừa táo bón, làm tăng cảm giác ăn ngon miệng.
- Rau bí còn có tác dụng lợi tiểu, giúp da dẻ mẹ luôn được hồng hào, giảm các triệu chứng đau bụng, ngừa lão hóa và giảm cân sau sinh.
- Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường, huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch
- Giúp mẹ củng cố xương, răng nhờ hàm lượng canxi và photpho dồi dào
Như vậy, “sau sinh có ăn được rau bí không” thì câu trả lời chắc chắn là Có nhé. Rau bí thích hợp với cả mẹ sinh mổ và sinh thường, không những không gây mất sữa mà còn tăng lượng sữa chất lượng cho con bú.
Một số loại rau có thể gây mất sữa bà đẻ không nên ăn
Dưới đây là một số loại rau mà bà đẻ không nên ăn để tránh gây ra tình trạng mất sữa ở mẹ khi đang ở giai đoạn cho con bú:
- Lá lốt: nằm trong danh sách những loại rau tiêu diệt sữa mẹ. Tuy rằng cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra việc ăn lá lốt làm mẹ mất sữa. Thế nhưng, theo kinh nghiệm dân gian, rất nhiều các bà mẹ vì không biết nên ăn rất nhiều món ăn từ lá lốt khiến ngực bị mất sữa nhanh chóng.
- Bạc hà: Bạc hà là loại rau thơm có thể gây ảnh hưởng xấu tới nguồn sữa. Rau bạc hà thường được dùng để ăn sống hoặc pha chế trong nhiều loại đồ uống. Tuy nhiên, việc tiêu thụ một lượng lớn khoảng 1 lít trà bạc hà mỗi ngày mới có thể làm giảm lượng sữa tiết ra.
- Rau mùi: Rau mùi ta hay rau mùi tàu cũng nằm trong danh sách những loại rau bà đẻ không nên ăn vì gây giảm lượng sữa. Người Việt hay có thói quen trang trí thức ăn bằng rau mùi hoặc dùng rau mùi làm rau sống ăn kèm với các món bún ốc, bún riêu…Ngắt vài cọng ngọn rau mùi nhỏ để ăn sẽ không gây hại cho nguồn sữa của mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ đang cho con bú và bị ít sữa, không nên ăn quá nhiều rau mùi tây.
- Măng: Măng là thực phẩm được rất nhiều người Việt ưa thích. Tuy nhiên măng rất độc hại, kể cả người thường mà ăn không đúng cách cũng có thể gây hại tới sức khỏe. Mỗi một kg măng củ chứa một lượng độc tố HCN đủ để gây tử vong tức thì cho hai đứa trẻ nhỏ. Mặc dù độc tố HCN có thể dễ dàng hòa tan trong nước và bay hơi khi nước sôi, tuy nhiên với mẹ đang cho con bú, vẫn nên đề phòng. Không những độc hại, ăn nhiều măng cũng có thể làm giảm tiết sữa của cơ thể.
- Cải bắp: là thực phẩm được dùng nhiều trong các bữa ăn hằng ngày, vốn “nổi tiếng” vì khả năng giảm bớt căng vú. Tuy nhiên đây lại là loại rau khiến mẹ sau sinh bị mất sữa nên các mẹ tuyệt đối không nên quá lạm dụng loại rau này.
- Rau răm: có tính hàn nên dễ gây mất sữa nếu bà đẻ ăn thường xuyên và ăn với số lượng nhiều.
- Rau cần tây: xào rau cần tây ăn với thịt bò thì quá tuyệt, được rất nhiều người Việt yêu thích. Thế như loại rau này lại giống như bắp cải, nếu lạm dụng có thể gây mất sữa.
Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên của Blog Mẹ Bỉm Sữa đã giải đáp hết thắc mắc “sau sinh có ăn được rau bí không” của các mẹ, giúp mẹ sau sinh thoải mái ăn rau bí mà không lo bị mất sữa, an tâm chăm sóc em bé khỏe mạnh.
>>> Tin liên quan: