Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

0
1104

Trầm cảm sau sinh là những cảm xúc tiêu cực khiến phụ nữ sau sinh thường xuyên bị ám ảnh bởi những mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi và có thể gây ra những hành vi tiêu cực. Vậy trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu và cách điều trị như thế nào. Hãy theo dõi bài viết sau của blogmebimsua.com để tìm hiểu nhé.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Trầm cảm sau sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Một số ảnh hưởng nghiêm trọng có thể kể đến như:

  Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

  • Sụt cân, cơ thể suy nhược, tinh thần không ổn định
  • Mắc chứng hoang tưởng, ám ảnh quá mức, sợ hãi vô cớ và có tới 40% trong số người mắc có ý định tự tử
  • Có người còn cảm thấy mình như bị trúng tà, đi tìm mọi cách để trừ tà, làm mọi cách để cứu đứa con của mình nhưng thật ra lại làm hại đứa trẻ.

Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Dựa vào đặc điểm, mức độ bệnh trầm cảm sau sinh ở mỗi phụ nữ sau sinh là khác nhau. Bạn đầu trầm cảm sau sinh chỉ mang tính chất tạm thời và họ cảm thấy rất khó khăn trong việc nói ra cảm xúc của bản thân và nhất là khi họ nói mà không nhận được sự quan tâm chia sẻ từ người thân có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Thông thường, bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm, thậm chí không thể tự hết mà có diễn biến vô cùng nặng hơn nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo một thống kê gần đây nhất cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh khoảng 3 tháng đầu sinh con là 15%, trong 12 tháng sau khi sinh là 15 -25%.

Trầm cảm sau sinh có thể được chia làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: 

Đây là một trong những giai đoạn nhẹ nhất của chứng trầm cảm sau khi sinh. Ở giai đoạn này, các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh còn chưa rõ ràng nên phụ nữ thường khó biết được rằng mình đã mắc bệnh trong giai đoạn này. Bạn chỉ cảm thấy buồn bã, chán nản, suy nghĩ tiêu cực mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải.

Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Tình trạng này kéo dài, bạn sẽ nhận thấy rõ ràng hơn. Những thói quen, sở thích trước đây đến bây giờ bạn cảm thấy vô cùng nhạt nhẽo, bạn cảm thấy chán ghét mọi thứ và kể cả bản thân mình. Bạn thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều, chán ăn hoặc ăn nhiều hơn. Càng ngày, bạn càng sống khép kín, không muốn nói chuyện với người khác kể cả người thân. Và điều này cứ tiếp diễn khiến bệnh trầm cảm sau sinh của bạn ngày một trở nên nặng hơn.

Giai đoạn 2:

Đến giai đoạn này thì bạn đã mắc trầm cảm sau sinh và đã bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng rồi. Cơ thể bạn ngày một trì trệ, hoạt động chậm chạp và ngày càng uể oải hơn, ăn không điều độ và cứ buồn bã, ngủ không ngon. Bạn dần quên mất cảm giác hạnh phúc, không còn bất cứ niềm tin hay hy vọng nào về một ước muốn bạn đã từng mơ ước. Bạn cảm thấy cuộc sống thật bi thảm và chán ghét cuộc đời này.

Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Giai đoạn 3:

Đến giai đoạn này thì chứng trầm cảm sau sinh đã nặng lắm rồi và đây chính là giai đoạn khiến con người ta dễ có nguy cơ tự sát nhất. Dù bạn đã từng là một con người yêu đời, vui tươi thế nào đi chăng nữa thì đến bây giờ bạn chẳng còn đủ minh mẫn để nhớ lại mình đã từng sống tuyệt vời đến như vậy.

Lúc này, bạn chỉ muốn nhanh chóng biến mất, muốn thoát khỏi những lo lắng, nỗi buồn và đi khỏi cuộc sống tối tăm này càng sớm càng tốt. Bạn muốn giải thoát bản thân và nhanh chóng tìm đến cái chết nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị.

Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh ra sao?

Hiện nay, chứng trầm cảm sau sinh thường được điều trị theo 2 phương pháp chính là bằng thuốc và trị liệu tâm lý hoặc có thể kết hợp cả 2 phương pháp nếu bệnh nặng hơn.

Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Tâm lý trị liệu

Phương pháp này là bạn tìm đến các chuyên gia tâm lý để nói chuyện, chia sẻ cảm xúc của bản thân để được tư vấn giúp bạn thoát khỏi những trầm mặc. Đây là biện pháp rất tốt cho các bà mẹ sau sinh mà không cần dùng đến thuốc. Đôi khi bạn có thể kết hợp với thiền định, nghe nhạc thư giãn để cải thiện nhận thức, cảm xúc bên trong và hành vi của mình.

Điều trị bằng thuốc

Có nhiều loại thuốc khác nhau để chống trầm cảm nhưng khi bạn sử dụng phải có sự chỉ định của bác sĩ. Nhất là với các bà mẹ đang cho con bú, việc sử dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến em bé. Ngoài ra, thuốc cũng có khả năng gây ra các tác dụng phụ cho mẹ như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, khó ngủ.

Thực chất, chứng trầm cảm sau sinh là một biến chứng của sinh nở và để lại những hậu quả khôn lường nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, nếu mẹ phát hiện có dấu hiệu trầm cảm, nên chia sẻ với người thân nhiều hơn để nhận được sự đồng cảm và tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia. Chúc bạn luôn yêu đời và bé con khỏe mạnh.

>>> Tin liên quan: