Những điều ba mẹ nhất định phải biết về bệnh cúm A ở trẻ

0
751
cum-A-o-tre-2
Những điều ba mẹ nhất định phải biết về bệnh cúm A ở trẻ

Dịch cúm A ở trẻ nhỏ là một trong những căn bệnh mà trẻ em thường hay mắc phải khi vào mùa hoặc tiếp xúc với virus cúm. Tuy nhiên, nếu không chữa trị dứt điểm, nhanh chóng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Vậy thì, hãy tham khảo ngay những điều ba mẹ nhất định phải biết về bệnh cúm A ở trẻ dưới đây nhé!

Các chủng virus cúm A ở trẻ

Trên thế giới ghi nhận rất nhiều chủng virus cúm A. Tuy nhiên tại Việt Nam ghi nhận 4 chủng phổ biến nhất bao gồm:

  • Cúm A/H1N1: Đây là chủng virus lây lan từ lợn sang người được ghi nhận xuất hiện vào năm 2009. Sau đó, chủng virus này đã gây bùng lên một đại dịch lớn đối với thế giới. Hậu quả nặng nề nhất của loại virus này là gây suy tạng, viêm phổi nặng và gây tử vong với con số hàng trăm nghìn người.
  • Cúm A/H5N1: Được ghi nhận xuất hiện trên Thế giới vào năm 2003. Chủng virus H5N1 lây lan nhanh chóng từ gia cầm sang người. Khiến cho nhiều quốc gia chao đảo trước dịch bệnh. Chủng này khiến cho các bé có tình trạng ho kéo dài, thở dốc ảnh hưởng nặng nề tới hệ hô hấp.
  • Cúm A/H3N2: Vào năm 1968 loại virus này xuất hiện đã khiến cho nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong đó có Việt Nam. Bởi khí hậu nước mình phù hợp với sự sinh sôi của chủng này. Loại virus này có sức “công phá” mạnh đối với sức khỏe của trẻ. Nếu nhiễm phải có nguy cơ sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Cúm A/H7N9: Vào năm 2013, chủng virus H7N9 xuất hiện và hoành hành tại nhiều quốc gia. Khiến cho việc bùng phát thành đại dịch là không thể tránh khỏi. Những người bị nhiễm virus chủng H7N9 đều bị viêm phổi và gây ảnh hưởng đến cơ chế hô hấp, bài tiết, sinh sản của con người.
cum-A-o-tre
                                                           Cúm A ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm

Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh cúm A ở trẻ em. Nhưng chủ yếu là do lây truyền từ người sang người. Bởi cúm A thường lây qua đường hô hấp, nước bọt, dịch mũi,… khi nói chuyện hoặc tiếp xúc gần. Lúc này trẻ có thể bị lây lan nhanh chóng thông qua những giọt bắn nhỏ li ti ngoài không khí. 

Với trẻ sơ sinh, cúm A còn lây truyền thông quá việc người lớn ôm hoặc hôn má trẻ khiến trẻ bị dính nước bọt. Bên cạnh đó, tay trẻ khi tiếp xúc với đồ vật chứa vi khuẩn và khi đưa lên miệng cũng rất dễ bị nhiễm bệnh cúm.

cum-A-o-tre-1
                                                     Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây cúm A ở trẻ

Biểu hiện cúm A ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng cúm A ở trẻ khá phổ biến nên đôi khi sẽ khiến bố mẹ lầm tưởng là bệnh cúm thông thường. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện khi không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng tổn hại đến sức khỏe. Như là viêm phổi, viêm cơ tim, viêm phế quản. Ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Khi nhiễm bệnh, dấu hiệu cúm A ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Mệt mỏi, biếng ăn, hay quấy khóc
  • Ho, sổ mũi, hắt xì liên tục
  • Sốt cao, liên tục rơi vào trạng thái sốt li bì khi hết thuốc hạ sốt
  • Đau đầu, chóng mặt, đau mắt, đau toàn thân
  • Thở dốc, khó thở, co giật

Các dấu hiệu cúm A ở trẻ em sẽ tăng dần cấp độ và đạt đến ngưỡng nguy hiểm khi không được chăm sóc và thực hiện uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

cum-A-o-tre-8
                                                     Biểu hiện cúm A ở trẻ rất dễ nhầm lẫn

Có thể mẹ quan tâm: >>> [Giải đáp] Cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị cúm A ở trẻ?

Cách chăm sóc khi trẻ bị cúm A

Với trẻ khi mắc cúm A mẹ nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc đặc biệt để trẻ nhanh chóng hồi phục mà không bị hao tổn nhiều sức khỏe. Mẹ hãy:

  • Cách ly trẻ tại phòng riêng để tránh lây nhiễm bệnh cho các thành viên trong gia đình.
  • Ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu nhẹ, mẹ cần cho trẻ đi thăm khám bác sĩ. Để có phác đồ điều trị và thuộc đặc trị dành cho trẻ nhỏ.
  • Mẹ cần tắm cho trẻ nhanh chóng, bằng nước ấm để hạ chế tối đa việc bị nhiễm lạnh.
  • Khi tiếp xúc với trẻ mẹ hãy đeo khẩu trang và vệ sinh tay chân sạch sẽ.
  • Lên thực đơn dinh dưỡng cho bé bữa chính/phụ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để bé dễ hấp thu.
  • Nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm, lỏng, đầy đủ dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung rau xanh và uống nhiều nước.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng, xịt khuẩn về nhanh chóng tiêu diệt virus.
  • Nên cho trẻ hoạt động như tập thể dục nhẹ nhàng để trẻ hồi sức.
cum-A-o-tre-5
                                         Hãy chăm sóc trẻ chu đáo để nhanh khỏi bệnh mẹ nhé!

Các mẹ thường lo lắng, băn khoăn “Cúm A ở trẻ bao lâu thì khỏi?” Thông thường, sau khoảng 7 – 10 ngày tình hình sức khỏe sẽ cải thiện và nhanh chóng hết bệnh. Tuy nhiên, nếu chăm sóc bé không đúng cách, bệnh tình của trẻ sẽ trở nặng, lúc này mẹ cần cho bé chữa trị tại cơ sở y tế để thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong tất cả các khâu.

Qua đây, có thể thấy rằng cúm A ở trẻ rất nguy hiểm. Do đó, mẹ cần chú ý tiêm phòng cho trẻ đúng thời điểm để có thể phòng bệnh tốt nhất khi vào mùa. Đồng thời, hãy luôn theo dõi tình hình sức khỏe của bé cũng như bệnh trẻ em để kịp thời phát hiện và chữa trị mẹ nhé!

Xem thêm:

>>> Trẻ bị sốt – Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc, cách hạ sốt cho trẻ

>>> Sốt co giật ở trẻ có nguy hiểm không và nên xử trí như thế nào?

>>> Bé bị cảm lạnh sốt cao, mẹ phải làm sao?