Liệt kê tâm trạng phụ nữ sau sinh qua từng giai đoạn

0
626
tam-trang-phu-nu-sau-sinh-1
Liệt kê tâm trạng phụ nữ sau sinh qua từng giai đoạn

Tâm trạng phụ nữ sau sinh không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý mà còn ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và hạnh phúc gia đình. Có những tâm trạng là tâm sinh lý bình thường, nhưng có khi tâm trạng của họ là điềm báo của những căn bệnh không thể nào ngờ tới. Cùng Blogmebimsua.com tìm hiểu tâm trạng của phụ nữ sau sinh qua từng giai đoạn để nắm bắt và có bước xử lý đúng hướng, kịp thời mẹ nhé!

Tâm trạng phụ nữ sau sinh ở tuần đầu tiên

tam-trang-phu-nu-sau-sinh-8
                                             Hạnh phúc là tâm trạng phụ nữ sau sinh 1 tuần

Sau khi trải qua “cửa sinh là cửa tử” mẹ mang một thân thể đầy thương tích đến bên con. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, tâm trạng của mẹ đa phần là hạnh phúc. Niềm hạnh phúc sau bao ngày tháng chờ đón họ đã được nhìn thấy con khỏe mạnh, được ôm ấp và cảm nhận rõ ràng thiên thần nhỏ thực sự đã đến kề bên. Niềm hạnh phúc này chỉ những ai trải qua mới thực sự cảm nhận được. 

Một tuần sau sinh là khoảng thời gian các mẹ bỉm được chăm sóc tại bệnh viện (nếu sinh mổ). Nếu sinh thường, khoảng thời gian ngắn sau sinh này mẹ chỉ cần chăm lo tốt cho cơ thể của mình, đứa trẻ sẽ có nhân viên y tế hoặc người nhà người thay mẹ chăm sóc, thay tã… Tuy nhiên, đây chỉ là đa số, không phải là tất cả các bà mẹ đều hưởng được đãi ngộ này.

Ngoài cảm giác hạnh phúc sau sinh 1 tuần, tâm trạng mẹ sẽ có những lúc lo lắng. Bởi vì, lúc này mẹ tập làm quen với bé (đối với mẹ sinh lần đầu), tập cho con bú mớm,… vô cùng vất vả. Ngoài ra, mẹ sẽ lo lắng về các vấn đề lo lắng mất sữa, tắc sữa, hay không đủ sữa cho con bú. Hơn hết, trẻ sau sinh cơ thể trẻ cần có những điều chỉnh khi ở bên ngoài, do đó một số triệu chứng ở trẻ như khóc nhiều, ị phân su, da mẩn đỏ, bụng sôi… khiến mẹ vô cùng lo lắng.

Tâm trạng phụ nữ sau khi sinh khi ở cữ (1 đến 3 tháng)

tam-trang-phu-nu-sau-sinh-2
                              Tâm trạng phụ nữ sau sinh 1 tháng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc

Đối với mẹ bỉm Việt, giai đoạn ở cữ là thời điểm vô cùng nhạy cảm của người phụ nữ. Tùy theo nét văn hóa mà mẹ có thể cữ trong 1 hoặc 3 tháng. Trong thời gian này tâm trạng của mẹ sau sinh trải qua vô số cung bậc:

  • Hạnh phúc: Niềm hạnh phúc khi được bên con vẫn chiếm phần lớn tâm trạng của mẹ ở giai đoạn này. Điều này giúp mẹ chiến đấu với việc chấp nhận làn da, cân nặng khác biệt; ăn uống kiêng khem; mất ngủ… 
  • Mệt mỏi: Trẻ mới chào đời thường đảo lộn giờ giấc. Rất nhiều trẻ “ngủ ngày, cày đêm” khiến mẹ phải thức theo con, lâu ngày gây nên sự mệt mỏi.
  • Lo lắng: Vì mới chào đời, cơ thể trẻ vô cùng non nớt, nên mẹ luôn có cảm giác thường xuyên lo lắng cho con. Mẹ có tin không, có rất nhiều mẹ thử xem con có thở không trong lúc bé ngủ chỉ vì con không chịu trở mình hoặc nằm im một chỗ quá lâu…Đặc biệt, giai đoạn này mẹ cũng rất lo lắng về vấn đề cân nặng và sự phát triển của trẻ. Thời điểm này, vì stress nhiều mẹ đột nhiên, ít sữa, mất sữa… khiến mẹ lo lắng.
  • Cáu gắt: Việc mệt mỏi cùng với các triệu chứng sau sinh như chảy sữa, cương sữa hoặc nóng bức khiến mẹ trở nên dễ cáu gắt hơn. 

Tâm trạng phụ nữ sau sinh 3 tháng đến 6 tháng

tam-trang-phu-nu-sau-sinh-3
                                   Tâm trạng mẹ sau sinh trở nên thất thường hơn so với trước

Từ 3 đến 6 tháng trẻ có sự phát triển khá rõ rệt về thể trạng và hành vi. Trẻ bụ bẫm hơn, giao tiếp với cha mẹ nhiều hơn, cười nhiều hơn… Lúc này, phần lớn trẻ có thể lật và xoay người khắp mọi nơi. Một số trẻ cứng cáp đã có thể ngồi tựa. Cùng với sự phát triển của trẻ, tâm trạng phụ nữ sau sinh lúc này sẽ:

  • Vui vẻ, hạnh phúc: Mẹ thường giao tiếp và nói chuyện với bé nên cảm thấy vô cùng vui vẻ. Việc ở bên con mỗi ngày cũng khiến mẹ cảm thấy hạnh phúc. 
  • Mệt mỏi: Trẻ ở giai đoạn này bám hơi mẹ và bắt đầu bài xích người lạ. Do đó trẻ sẽ khóc đòi mẹ nhiều hơn, việc này sẽ khiến mẹ mệt mỏi hơn.
  • Áp lực: Áp lực của mẹ giai đoạn này đa phần đến từ lời nói của người ngoài. Áp lực này liên quan đến cân nặng của trẻ, sức khỏe của trẻ hoặc do kinh tế trong gia đình…
  • Lo lắng: Đôi khi trẻ sẽ mắc phải một vài căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc nóng sốt… do thời tiết, tiêm phòng…, mẹ sẽ thường xuyên thấy lo lắng cho sức khỏe của con.

Có thể mẹ quan tâm: >>> Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời

Tâm trạng của phụ nữ sau sinh 6 đến 12 tháng 

tam-trang-phu-nu-sau-sinh-4
                                                           Từ 6 tháng trẻ trườn, bò thành thạo

Trẻ từ 6 tháng đã lật, trườn, bò thành thạo (một số trẻ trốn lẫy, trốn bò). Trẻ lúc này luôn muốn khám phá những điều mới nên không lúc nào chịu nằm yên một chỗ. Sự hiếu động của trẻ đi kèm với những biểu hiện vô cùng đáng yêu. Ở giai đoạn này, tâm trạng mẹ sau sinh sẽ:

  • Vui vẻ, hạnh phúc: Thời điểm này trẻ vô cùng đáng yêu, mẹ sẽ thấy vui vẻ, hạnh phúc.
  • Lo lắng, bất an: Thời điểm này mẹ tập làm quen việc xa trẻ để đi làm. Trẻ sẽ ở nhà với ông bà hoặc gửi người chăm sóc. Việc xa trẻ khiến mẹ cảm thấy lo lắng, bất an. Giai đoạn này cơ thể trẻ sẽ có những điều chỉnh thích hợp với thức dặm.  
  • Tự trách: Trẻ giai đoạn này trườn, bò tốt, chỉ cần mẹ không chú ý, trẻ rất dễ bị ngã, bị thương. Vì vậy, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy tự trách khi con bị đau.
  • Nóng giận, cáu gắt: Thời điểm này mẹ vừa phải chăm con bé, vừa làm việc nhà. Đồng thời phải bắt đầu làm việc tại cơ quan, công ty… mẹ sẽ vô cùng mệt mỏi. Nếu người nhà không thấu hiểu, chia sẻ mẹ sẽ thường xuyên nóng giận, cáu gắt.    

Tâm trạng của mẹ khi trẻ 1 đến 3 tuổi

tam-trang-phu-nu-sau-sinh-6
                                  Môi trường học của trẻ ảnh hưởng tâm trạng của mẹ sau sinh

Giai đoạn này trẻ có sự phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ. Giai đoạn này mẹ sẽ thấy:

  • Vui vẻ: Con càng lớn, càng đáng yêu, mẹ sẽ thấy vui vẻ, hạnh phúc bên con mỗi ngày. 
  • Lo âu: Giai đoạn này trẻ sẽ tập thích nghi với việc đến trường. Mẹ sẽ lo lắng không biết con có được chăm sóc chu đáo không. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi giai đoạn mọc răng, dễ ốm và quấy khóc. Một số trẻ chậm mọc răng, chậm nói, nói ngọng… cũng là nguyên nhân làm tăng nỗi lo âu của mẹ.
  • Tự trách: Công việc xô bồ, đôi khi mẹ sẽ không chú ý đến lịch tiêm phòng của trẻ. Việc không được bảo vệ kịp thời làm cho trẻ mắc bệnh, khiến mẹ tự trách, áy náy.

Tóm lại: Tâm trạng của phụ nữ sau sinh rất thất thường. Do nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ thay đổi; do áp lực từ người ngoài mang lại; do áp lực kinh tế hoặc áp lực mẹ tự tạo ra cho mình. Mặt khác, sự phán xét của người ngoài, sự thờ ơ của chồng, của người thân… cũng khiến tâm trạng mẹ sau sinh bất ổn. 

Các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Trên đây là những tâm trạng thường gặp và mẹ có thể kiểm soát chúng để nuôi con và yêu thương con. Tuy nhiên, khi những biểu hiện nóng giận, cáu gắt hoặc lo lắng thái quá diễn ra thường xuyên, mẹ nên chú ý và nhờ sự trợ giúp sớm nhất để tránh biến chứng nặng, dẫn đến mắc bệnh tâm lý như:

Đây là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ sau sinh. Mẹ mắc phải những căn bệnh này nếu không được quan tâm, can thiệp kịp thời sẽ có dấu hiệu tự hại mình, hại con.

Bài viết đã liệt kê tâm trạng phụ nữ sau sinh qua từng giai đoạn. Ở mỗi bà mẹ sẽ có những biểu hiện nặng – nhẹ khác nhau. Dù ở mức độ nào, mong mẹ sẽ tự điều chỉnh được tâm lý để cùng con bước qua những giai đoạn khó khăn nhưng hạnh phúc. 

Xem thêm:

>>> Thay đổi nội tiết tố sau sinh – Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

>>> Mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi sau sinh phải làm sao?

>>> Các triệu chứng sau sinh thường gặp mẹ cần lưu ý