Vàng da là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cần được phát hiện sớm bệnh này để có hướng điều trị kịp thời. Vậy bệnh vàng da sơ sinh có nguy hiểm không? Những dấu hiệu giúp mẹ có thể nhận biết được bé bị vàng da là gì? Bài viết dưới đây Blogmebimsua.com sẽ giúp mẹ giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
Nội dung bài viết
Bệnh vàng da sơ sinh là gì?
Để biết được bệnh vàng da sơ sinh có nguy hiểm không? Chúng ta hãy tìm hiểu đôi chút về căn bệnh này nhé.
Vàng da sơ sinh là da của trẻ có màu vàng, nguyên nhân thường là do tăng Bilirubin gián tiếp. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng lượng Bilirubin cao hơn mức bình thường. Trong khi đó chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện sẽ không thể đào thải hết Bilirubin cho nên gây ra vàng da. Với những trẻ sinh đủ tháng thì tỉ lệ mắc bệnh này khoảng 60%. Còn những bé sinh non thiếu tháng thì tỉ lệ mắc bệnh cao hơn khoảng 80%.
Bệnh vàng da được chia làm hai trường hợp vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý:
Vàng da sinh lý
Trẻ mắc bệnh vàng da sinh lý thường không đáng lo ngại. Bởi vàng da sinh lý ở mức độ nhẹ và thường hết trong 1-2 tuần sau sinh.
Ở mức độ vàng da nhẹ thì chỉ là vàng da đơn thuần ở vùng mặt, cổ, ngực. Chứ không có các triệu chứng như gan to, lừ đừ, bỏ bú và thiếu máu. Nguyên nhân trẻ mắc vàng da sinh lý là do sự tích tụ của thành phần Bilirubin trong cơ thể. Khi bé được khoảng 2 tuần thì gan đã hoàn thiện hơn nên có thể xử lý và đào thải hết Bilirubin. Vì vậy mà bệnh có thể tự khỏi.
Vàng da bệnh lý
Khác với vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý lại là biểu hiện của một căn bệnh nào đó ở trẻ. Thường vàng da bệnh lý sẽ xuất hiện sớm trong vòng từ 24-48 giờ. Khi trẻ bị vàng da bệnh lý sẽ có biểu hiện da vàng đậm, sau 1-2 tuần vẫn không hết vàng da. Đồng thời kèm theo đó là rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.
Vàng da sơ sinh có nguy hiểm không cho bé không?
Như chúng ta cũng đã tìm hiểu ở trên đối với các bé bị vàng da sinh lý thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng sau 1-2 tuần bệnh sẽ tự khỏi. Vàng da sinh lý cũng không để lại biến chứng gì đáng lo ngại cho bé. Nhưng với những bé bị bệnh vàng da bệnh lý nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ sau này.
Vàng da bệnh lý sẽ xuất hiện sớm và không tự hết được. Nếu để nặng có thể gây nhiễm độc thần kinh khiến cho trẻ bị tử vong hoặc bại não suốt đời.
Những dấu hiệu nhận biết vàng da sơ sinh
Mẹ có thể tự nhận biết các dấu hiệu vàng da sơ sinh bằng những cách đơn giản sau đây.
Vàng da sơ sinh xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh
Với những bé xuất hiện vàng da sơ sinh sớm trong khoảng 48h sau sinh thì rất có thể đã bị vàng da bệnh lý. Với những trường hợp này bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ có phác đồ điều trị kịp thời.
Vàng toàn thân cả lòng bàn tay, đùi và chân
Ban đầu dấu hiệu vàng da sơ sinh dễ nhận biết nhất là vàng da ở mặt. Nhưng sau đó nếu tình trạng vàng da lan xuống cả cổ, lòng bàn tay, bàn chân, bụng hay đùi thì lúc này lượng Bilirubin trong máu đang rất cao. Vì vậy khi thấy dấu hiệu nhận biết vàng da sơ sinh này mẹ cũng cần đưa trẻ đi thăm khám ngay nhé.
Vàng da sơ sinh kéo dài sau 1-2 tuần không hết
Với những bé sinh đủ tháng mà sau 1-2 tuần vẫn không hết vàng da hoặc với những bé sinh thiếu tháng sau một tháng tình trạng này vẫn còn thì cũng nên cho bé đi viện để thăm khám.
Quan sát nước tiểu và của trẻ
Để nhận biết vàng da sơ sinh mẹ cũng có thể quan sát nước tiểu của bé. Nếu nước tiểu của trẻ có màu tối hoặc vàng sậm kèm theo vàng da, sốt co giật, bỏ ăn có thể cảnh báo bé đang bị bệnh vàng da.
Ngoài ra mẹ cũng có thể dễ dàng nhận biết bệnh vàng da sơ sinh dưới ánh nắng mặt trời. Mẹ thử ấn nhẹ ngón tay lên da trẻ và giữ trong vài giây và sau đó mẹ buông ngón tay ra. Nếu da trẻ nơi bị ấn ngón tay có màu vàng rõ rệt thì có thể là biểu hiện của bệnh vàng da.
Có thể mẹ quan tâm: >>> Vấn đề tiểu tiện ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết
Các cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Những bé vàng da sơ sinh bệnh lý sẽ được điều trị bằng một trong hai phương pháp sau tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh của từng trẻ.
Chiếu đèn
Đây là biện pháp thường dùng nhất cũng như rất đơn giản, hiệu quả mà lại an toàn cho trẻ. Phương pháp chiếu đèn sử dụng năng lượng ánh sáng để xuyên qua da. Giúp chuyển hóa thành phần Bilirubin thành những chất khác không gây độc tố. Khi chiếu đèn sẽ cởi bỏ hết quần áo của trẻ và che kín mắt, bộ phận sinh dục của bé. Đồng thời xoay trở người bé liên tục để tăng diện tích da được chiếu đèn.
Thay máu
Khi trẻ bị vàng ở mức độ nặng thất bại khi điều trị bằng phương pháp chiếu đèn hoặc những bé đi kèm triệu chứng thần kinh thì sẽ được chỉ định thay máu.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã phần nào giúp bé giải đáp được thắc mắc bệnh vàng da sơ sinh có nguy hiểm không? Cùng với đó là những dấu hiệu mẹ có thể tự nhận biết và đưa trẻ đi bệnh viện khám kịp thời. Tránh để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Xem thêm:
>>> Bí quyết chăm con khỏe mạnh mà mẹ vẫn thời gian cho bản thân
>>> Tìm hiểu về rốn trẻ sơ sinh và cách chăm sóc đúng chuẩn
>>> Tất tần tật các bệnh về mắt bé sơ sinh từ lúc mới sinh ra