[Giải đáp] Sau khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì? Các lưu ý dành cho mẹ?

0
569
[Giải đáp] Sau khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì?

Việc tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch là vô cùng quan trọng giúp trẻ phòng tránh được các loại bệnh tật một cách tốt nhất. Tuy nhiên trẻ sau khi tiêm, trẻ thường sẽ có một số phản ứng mà các mẹ cần lưu ý. Các mẹ hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây của Blogmebimsua.com để biết sau khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì nhé. 

Những phản ứng của trẻ sau tiêm mà mẹ nên biết

Sau khi tiêm phòng trẻ sẽ có một số phản ứng nhất định, mức độ năng hay nhẹ còn tùy vào từng bé khác nhau. Các phản ứng thường gặp như sau:

Phản ứng sau tiêm của trẻ ở mức độ nhẹ

  • Sốt nhẹ là phản ứng thường gặp nhất ở trẻ sau khi tiêm, vì là sốt nhẹ nên có thể tự khỏi và dài không quá 2 ngày. 
  • Có thể bị sưng, đỏ, đau hoặc cứng vị trí tiêm, thường bé sẽ tự khỏi sau vài ngày, không cần điều trị. 
  • Phát ban đỏ hoặc ban mụn nước trên da, các nốt ban này số lượng rất ít  và thường biến mất sau 1 – 2 ngày.
  • Trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đi ngoài nhiều lần hơn, phân cũng loãng hơn.  Nhưng phản ứng này thường tự hết sau 1-2 ngày, không cần sử dụng thuốc hay men tiêu hóa.

Phản ứng sau tiêm của trẻ ở mức độ nặng

  • Trẻ khóc thét kéo dài trong vòng 3 giờ.
  • Sốt cao liên tục trên 38 độ C
  • Co giật
  • Phản vệ
  • Nhiễm khuẩn huyết 
sau-khi-tiem-phong-cho-tre-can-lam-gi
                                      Những phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng ở trẻ

Có thể bạn quan tâm: >>> Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần – tiềm ẩn nhiều chứng bệnh đáng ngại

Sau khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì?

Sau khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ, các mẹ hãy cùng tham khảo nội dung sau đây.

Sau khi tiêm phòng cho bé các mẹ nên:

  • Theo dõi trẻ tại cơ sở tiêm chủng tối thiểu trong vòng 30 phút để xử lý kịp thời nếu trẻ có phản ứng phản vệ sau tiêm.
  • Theo dõi và chăm sóc bé sau tiêm chủng ít nhất trong 24 – 48 giờ ( nhiệt độ, tinh thần, việc ăn, ngủ, nhịp thở, có bị phát ban hay không?)
  • Cho trẻ ăn đủ bữa, cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn (nếu trẻ lớn), 
  • Theo dõi trẻ thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Nếu trẻ sốt trên 38 độ C mẹ cần cho bé dùng thuốc. Còn nhiệt độ ở dưới 38 độ C, mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho hoặc dùng miếng dán hạ sốt.
  • Tuyệt đối không được đắp bất cứ gì vào vị trí tiêm hoặc chườm đá, chườm nóng, vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
  • Tránh đè vào vết tiêm của trẻ.
sau-khi-tiem-phong-cho-tre-can-lam-gi-1
                                 Sau khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ

Các lưu ý dành cho mẹ sau khi tiêm phòng cho trẻ

Các mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có một trong các biểu hiện sau:

  • Trẻ sốt cao liên tục trên 38,5 độ C và dùng thuốc không đỡ
  • Co giật và khi gọi hỏi bé không đáp lại.
  • Cơ thể tím tái, khó thở, thở nhanh, thở khò khè, có rút lõm lồng ngực…
  • Trẻ quấy khóc không nín trong nhiều giờ.
  • Trẻ nổi mày đay, chân tay lạnh bất thường.
  • Trẻ bỏ bú hoặc bú kém kéo dài trên 1 ngày.
  • Có quầng đỏ với kích thước lớn tại vị trí tiêm. 

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp các mẹ biết sau khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì để giữ an toàn tốt nhất cho trẻ. Nếu thấy trẻ chuyển biến nặng hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời nhé.

Xem thêm:

>>> [Giải đáp] Không tiêm chủng cho trẻ có sao không?

>>> Những điều ba mẹ cần biết về mũi tiêm viêm não Nhật Bản cho trẻ

>>> Có nên tiêm phòng uốn ván cho trẻ em không? Tiêm ở đâu?