Băng huyết sau sinh là một trong những tình trạng tai biến sản khoa phổ biến hiện nay. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến sản phụ tử vong cao nhất trên toàn thế giới lẫn Việt Nam. Vì vậy, hãy cùng blogmebimsua.com tìm hiểu kỹ tình trạng này để có thể bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe nhé.
Băng huyết sau sinh là tình trạng như thế nào?
Hiểu về băng huyết sau sinh sẽ giúp bạn có được những kiến thức nhất định để giảm thiểu được tình trạng này. Băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ bị chảy máu quá nhiều dẫn đến tử vong. Băng huyết sau sinh có 2 loại, được xếp theo thời gian đó là:
- Băng huyết nguyên phát: đây là tình trạng mất máu nhiều hơn 500ml xảy ra trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh con, trung bình người ta ước tính cứ 100 phụ nữ sẽ có 5 người mắc phải tình trạng này. Tình trạng băng huyết sau sinh nghiêm trọng ít phổ biến hơn, trung bình trong 1000 người thì chỉ có 6 người bị băng huyết nặng.
- Băng huyết thứ phát: đây là tình trạng băng huyết xảy ra trong khoảng từ sau 24 giờ đầu đến 12 tuần sau khi sinh, sản phụ thấy máu chảy nhiều và có bất thường ở âm đạo, trung bình cứ 100 người thì sẽ có 2 người mắc tình trạng băng huyết thứ phát.
>>> Có thể bạn quan tâm: Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
Xuất huyết sau sinh như thế nào là bình thường?
Cơ thể người mẹ phải trải qua rất nhiều thay đổi kể từ thời điểm mang thai đến khi sinh con xong. Chẳng hạn như, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để làm sao bạn có thể thích nghi được với việc thiếu ngủ do phải thức đêm thường xuyên để chăm sóc bé. Bên cạnh đó, cơ chế điều chỉnh này rất cần thiết để giúp cơ thể bạn có thể phục hồi hoàn toàn để trở về hình dáng như trước lúc mang thai.
Hiện tượng chảy máu sau sinh cũng là một phần của cơ chế tự điều chỉnh này, chúng mang đến nhiều rắc rối, phiền phức cho sản phụ và khiến sản phụ, người thân trong gia đình lo lắng.
Chảy máu sau sinh là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên mà bất cứ sản phụ nào cũng gặp phải, còn được gọi là sản dịch. Sản dịch chắc chắn phải xuất hiện bất kể bạn chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ. Đó là một cách để cơ thể đào thải các chất nhầy sư thừa, mô nhau thai và cả lượng máu còn sót lại trong cơ thể sau khi sinh. Nó chẳng khác nào chu kỳ kinh nguyệt của bạn nhưng chỉ khác là nó ra nhiều hơn kinh nguyệt gấp nhiều lần.
Sản dịch bắt đầu xuất hiện ngay một vài giờ đầu sau khi sinh, và kéo dài khoảng 2-3 tuần sau đó. Những trường hợp đặc biệt hơn có thể kéo dài đến 6 tuần. Nhưng sản dịch sẽ không có gì bất thường nếu không xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Ra máu một cách bất thường và ra nhiều hơn thường lệ, thậm chí là rất nhiều
- Ra màu đỏ tươi sau bốn hoặc nhiều ngày sau khi sinh, máu vẫn không ngừng chảy ngay cả khi bạn nằm xuống hoặc đứng lên.
- Ra máu vón cục lớn.
- Bạn cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng.
- Nhịp tim của bạn nhanh một cách bất thường hoặc trở nên không đều.
Nếu bạn cảm thấy mình đã gặp bất kỳ các triệu chứng nào trong các triệu chứng trên đây, có thể bạn đã bị băng huyết sau sinh. Điều này thường xảy ra do cổ tử cung không co lại được dẫn đến hiện tượng xuất huyết ồ ạt. Ngay lập tức, bạn hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị để tránh tình trạng xuất huyết kéo dài dẫn đến tử vong.
Nếu bác sĩ đã khám và xác nhận bạn bị băng huyết sau sinh. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền máu và kết hợp cho mẹ uống thuốc để tử cung có thể co lại bình thường. Trường hợp bạn để quá lâu, có biến chứng ở tử cung thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bớt một phần tử cung của người mẹ.
Trường hợp sau 1 giờ sinh con mà sản phụ vẫn còn bánh rau sót lại trong tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện những thao tác để làm xổ hoàn toàn rau trong bụng mẹ. Nếu mẹ bị đau ở vùng âm đạo hay tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ truyền dịch (hoặc truyền máu) vào tĩnh mạch hoặc nhờ đến sự can thiệp ngoại khoa khác.
Để có thể đối phó với sản dịch sau sinh, hãy chuẩn bị những miếng băng vệ sinh chuyên dụng để phòng khi cần dùng đến. Lưu ý quan trọng nhất cần nhớ đó là không sử dụng băng vệ sinh loại nhét (Tampon) ít nhất sau 6 tuần sinh con bởi nó có thể đưa vi khuẩn vào âm đạo và tử cung, gây nhiễm trùng.
Với những giải thích tình trạng băng huyết sau sinh là như thế nào trên đây chắc hẳn các bạn cũng đã nắm được những kiến thức nhất định. Theo dõi các dấu hiệu băng huyết sau sinh và cách phòng ngừa để có một cuộc sống khỏe mạnh các mẹ nhé.
>>> Tin liên quan: