Áp xe vú sau sinh là một tình trạng nhiều chị em gặp phải trong thời kỳ cho con bú. Áp xe vú có thể gây ra đau đớn, khó khăn trong việc cho con bú, và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân bị áp xe vú sau sinh, triệu chứng đi kèm và cách điều trị hiệu quả để người mẹ có thể nhận biết và xử lý kịp thời.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân bị áp xe vú sau sinh
Áp xe vú là một tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng ở tuyến sữa. Khi các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn, vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, hình thành ổ mủ. Áp xe vú không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến quá trình cho con bú và sức khỏe của mẹ.
Hầu hết các mẹ đều thắc mắc nguyên nhân áp xe vú sau sinh là do đâu? Nguyên nhân chính gây áp xe vú là tắc tia sữa kết hợp với sự xâm nhập của vi khuẩn vào ống dẫn sữa. Trong đó, Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn thường gặp nhất gây tình trạng này.
Khi mẹ bị tắc tia sữa, sữa không thể thoát ra ngoài, dẫn đến hình thành cục cứng trong ống dẫn sữa. Đồng thời, sữa mới vẫn tiếp tục được tạo ra, gây căng tức ống dẫn sữa. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến viêm tuyến vú và áp xe vú. Trong tháng đầu tiên sau sinh, khoảng 85% trường hợp áp xe vú là do nguyên nhân này.
Bên cạnh đó, tình trạng áp xe vú sau sinh có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Mẹ không thực hiện việc vắt sữa hoặc hút sữa dư thừa sau khi bé bú xong, dẫn đến tình trạng ứ đọng sữa trong ngực.
- Bé bú mẹ không đúng cách, như ngậm đầu vú quá lâu, bú kém, động tác bú không đủ mạnh hoặc cắn trầy xước vú mẹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh.
- Mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc thường xuyên địu bé trước ngực, tạo áp lực lớn lên bầu ngực. Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tắc tia sữa và áp xe vú.
- Căng thẳng, stress hoặc trầm cảm sau sinh làm giảm sản xuất hormone oxytocin, dễ dẫn đến tắc tuyến sữa ở bầu ngực.
- Mẹ không vệ sinh vùng ngực sạch sẽ.
Tham khảo: >>> [TƯ VẤN] Tắc tia sữa uống thuốc gì, dùng kháng sinh gì để nhanh khỏi?
Dấu hiệu nhận biết bị áp xe vú
Nếu mẹ sau sinh và cho con bú gặp phải các biểu hiện dưới đây được chẩn đoán là áp xe tuyến sữa sau sinh:
– Đau nhức dữ dội, thường tập trung ở một vùng nhất định của vú.
– Vùng vú bị nhiễm trùng sưng lên, đỏ và nóng.
– Mẹ có thể cảm thấy sốt nhẹ hoặc nhiệt độ cơ thể tăng do phản ứng của cơ thể đối với nhiễm khuẩn.
– Cảm giác có một cục cứng ở vú.
– Nếu áp xe phát triển, có thể gây ra sự tiết dịch mủ từ núm vú, có thể có mùi hôi.
– Do cơ thể phải chống lại nhiễm trùng, mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Cảm giác kiệt sức cũng có thể xảy ra.
Cách điều trị áp xe vú
Khi có triệu chứng nghi ngờ áp xe vú, mẹ cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Để chẩn đoán áp xe vú các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả khám vú. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm bổ sung như siêu âm hoặc chụp X-quang để xác định chính xác vị trí và kích thước của ổ áp xe.
Để điều trị áp xe vú hiệu quả mẹ cần thăm khám thiệp kịp thời để bác sĩ đưa ra những hướng điều trị phù hợp ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh áp xe vú cho mẹ sau sinh:
Điều trị nội khoa
Nếu được chẩn đoán là áp xe vú, bác sĩ sẽ có thể kê đơn kháng sinh để điều trị viêm nhiễm. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc giảm đau để giảm đau nhức.
Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp áp xe lớn, bác sĩ sẽ rạch và dẫn lưu mủ để giảm áp lực và giúp vết thương nhanh lành. Quá trình này sẽ được thực hiện trong điều kiện vô trùng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn thêm.
Chăm sóc vùng ngực bị ảnh hưởng
Ngoài việc điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ thì việc chăm sóc vùng ngực khi bị áp xe cũng rất quan trọng.
– Cho con bú thường xuyên giúp sữa không bị tắc nghẽn và giảm nguy cơ xảy ra áp xe. Đối với bầu vú có áp xe, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có thể vắt sữa hay không nhằm giữ thông thoáng đường sữa và giúp điều trị tốt hơn.
– Vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa để làm trống vú không để bị tắc sữa và giảm đau.
– Vệ sinh núm vú sạch sẽ bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
– Chọn lựa đồ lót thoải mái sẽ giúp giảm áp lực lên mô vú, từ đó ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn và nhiễm khuẩn.
– Ngoài ra, mẹ sau sinh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.
Qua những thông tin mẹ đã biết nguyên nhân bị áp xe vú sau sinh và cách phòng ngừa tình trạng này. Khi người mẹ bị áp xe vú cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu nào của áp xe vú, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan: