Thói quen mút tay ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

0
298
mut-tay-o-tre-so-sinh-1

Theo nhiều nghiên cứu khoa học của ngành y khoa: Mút tay ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến, được coi là “sở thích đời thường của trẻ”. Tuy nhiên nếu trẻ mút tay trong một thời gian kéo dài và không bỏ được có gây nguy hiểm gì không? Nguyên nhân trẻ mút tay là gì? Cách trị mút tay ở trẻ như thế nào? Cùng blogmebimsua.com giải đáp trong bài viết các mẹ nhé.

Giải thích: Thói quen mút tay của trẻ

mut-tay-o-tre-so-sinh-1
Thói quen mút tay của trẻ là biểu hiện tâm lý

Mút tay ở trẻ sơ sinh là thói quen rất thường gặp, đây là một trong những trò chơi thú vị của con trong những năm tháng đầu đời. Theo nhiều chuyên gia tâm lý, xuất phát từ những lý do sau để giải thích về thói quen mút tay của trẻ.

Con đang đói, thèm được bú 

Khi mẹ không đáp ứng được nhu cầu bú sữa cho con thì trẻ mút tay để thể thay thế cho việc bú mẹ, giải tỏa cơn đói. Đây cũng là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngày còn ở bào thai, dần dần thành thói quen, ngay khi đã con đã lớn hơn và không bú mẹ nữa. Vì vậy, nếu mẹ nào ít sữa hoặc không có sữa sớm sau sinh thì hãy nhanh tìm nguồn sữa ngoài cho bé bú.

Thể hiện mong muốn được yêu thương

Đây là biểu hiện khi trẻ thấy cô đơn, buồn tẻ vì cha mẹ không có thời gian trò chuyện, vui chơi. Lúc này trẻ sơ sinh mút tay nhiều hơn, đây cũng là giải pháp giúp con được cảm thấy yên lòng. 

Mút tay là cách trẻ giải tỏa tâm lý. Đặc biệt, những trẻ sống trong môi trường bố mẹ không quan tâm, hay cãi vã nhau thì việc mút tay của trẻ tạo tâm lý giải tỏa những áp lực.

Do thái độ của bố mẹ

Thái độ của bố mẹ thúc đẩy hành vi trẻ nhỏ mút tay tăng lên. Sống trong môi trường nhiều khi bố mẹ thường xuyên quát mắng sẽ gây tâm lý căng thẳng, sợ hãi, lo âu. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ tìm đến giải pháp mút tay. Chính môi trường áp lực này sẽ khiến tâm lý trẻ bướng bỉnh hơn.

Mút tay là phản xạ giúp trẻ dễ chịu hơn, không cảm thấy buồn chán, đói,… chúng giúp trẻ thư giãn. Trẻ sơ sinh mút ngón tay nhiều cách: Mút ngón trỏ, ngón cái, cả bàn tay…hoặc mút cả ngón chân. Thông thường khi trẻ được 1 đến 2 tuổi thói quen này cũng hết. Tuy vậy vẫn có một số trẻ kép dài hành vi này khiến nhiều mẹ vô cùng lo lắng.

Thói quen mút tay ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

mut-tay-o-tre-so-sinh-2
Mút tay ở trẻ sơ sinh kéo dài gây biến dạng hàm răng

Mút tay ở trẻ sơ sinh biểu hiện cho việc bé bắt đầu nhận thức, khám phá thế giới. Hiện tượng này cho thấy, bé đang cảm nhận mọi thứ xung quanh, bé biết kiểm soát động tác cơ thể. Đây là có thể coi là một biểu hiện của tín hiệu tốt về nhận thức của trẻ. Mẹ nên mừng vì hành động đó của con. Tuy nhiên, việc mút tay thường xuyên, kéo dài của trẻ sơ sinh có tốt không? Câu trả lời là không tốt. Bởi vì:

Nguy cơ đưa vi khuẩn, mầm bệnh nguy hiểm vào cơ thể

Trẻ thích cầm nắm những vật dụng như đồ chơi. Nếu tay trẻ chưa được vị sinh sạch sẽ mà cho vào miệng mút sẽ vô tình đưa các mầm bệnh, vi khuẩn, vi trùng vào trong khoang miệng và dạ dày. Điều này gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.

Gây hại cho kết cấu hàm răng của bé

Khi trẻ mút tay thường xuyên với kiểu mút mạnh sẽ làm biến dạng, xô lệch hàm răng tự nhiên. Lúc này răng trẻ mới mọc, không vững chãi nên rất dễ bị hô hoặc móm.

Gây hại cho da tay

Khi trẻ mút tay quá lâu, tay của trẻ sẽ ngâm nhiều trong nước bọt sẽ làm cho da tay bị bong tróc, sưng tấy và biến dạng. Điều này gây hại cho da tay bé. Ngoài ra, việc đưa tay vào miệng cũng có thể xảy ra tình trạng trẻ tự làm đau mình do móng tay chưa được cắt kỹ.

Tác động vào tâm lý của trẻ

Tật mút tay ở trẻ là biểu hiện lo âu, căng thẳng, buồn chán. Vì vậy, hành động này kéo dài sẽ hình thành cảm xúc tiêu cực, trẻ có xu hướng bướng bỉnh, lì lợm. Nghiêm trọng hơn, mút tay ở trẻ lâu dài sẽ làm thay đổi phát triển vòm miệng, ảnh hưởng tới khả năng phát âm, rõ chữ của con.

Cách trị mút tay ở trẻ sơ sinh

mut-tay-o-tre-so-sinh-3
Chơi đùa cùng con

Để hạn chế việc trẻ tự mút tay của mình, mẹ thực hiện những cách thức sau:

  • Cho con bú nhiều hơn để giảm cảm giác thèm mút tay của trẻ.
  • Dành nhiều thời gian để trò chuyện với con: Điều này sẽ khiến trẻ bớt đi cảm giác cô đơn, lo sợ, trẻ sẽ mỉm cười nhiều hơn. 
  • Mẹ có thể cho bé nằm mở nhạc, massage cho con, đây là cách thư giãn và đưa trẻ vào giấc ngủ. Tâm lý vui tươi, thoải mái khiến trẻ ngừng mút tay.
  • Cha mẹ tránh to tiếng, cãi vã trước mặt con, nên tạo cảm giác ấm áp, che chở đối với trẻ.
  • Mẹ có thể chơi đùa cùng con để đánh lạc hướng, khiến trẻ quên đi việc mút tay và dần bỏ thói quen mút tay.
  • Mẹ dùng ti giả để giảm thói quen mút tay của trẻ trong thời gian mọc răng.
  • Đeo găng tay cho trẻ,…

Trên đây là những thông tin giải đáp: Thói quen mút tay ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Hy vọng bài viết chúng giúp ích phần nào cho mẹ trong việc nuôi dạy và chăm sóc bé. Chúc gia đình mình luôn vui tươi, chúc con luôn khỏe mạnh, hạnh phúc!   

Xem thêm: