Vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ phải làm sao?

0
899
vet-rach-tang-sinh-mon-bi-mung-mu-4
Vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ phải làm sao?

Đối với các bà mẹ sinh thường sẽ hay phải làm thủ thuật rạch tầng sinh môn. Thủ thuật này giúp các mẹ có thể vượt cạn dễ dàng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên có nhiều bà mẹ sau sinh thường gặp phải tình trạng vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý vết rạch tầng sinh môn bị nhiễm trùng như thế nào. Bài viết dưới đây Blogmebimsua.com sẽ cập nhật những thông tin chi tiết nhất mẹ không nên bỏ qua. 

Nguyên nhân khiến cho vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ

vet-rach-tang-sinh-mon-bi-mung-mu-1
                          Sau sinh nhiều mẹ gặp tình trạng nhiễm khuẩn mưng mủ tầng sinh môn

Tình trạng vết rạch ở tầng sinh môn bị viêm nhiễm mưng mủ được coi là tai biến rất thường gặp do sau sinh bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn. Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ:

– Do các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn, vi khuẩn yếm khí có mặt trong môi trường và khi gặp các điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập và tấn công vào các vết thương hở gây nên tình trạng vết rạch tầng sinh môn bị nhiễm trùng mưng mủ. Mức độ nhiễm trùng tầng sinh môn còn phụ thuộc vào sức đề kháng, các loại vi khuẩn tấn công.

– Do chăm sóc tầng sinh môn không đúng cách khiến vết thương bị nhiễm trùng.

– Do vết khâu bị bục chỉ không kịp lành cùng với vệ sinh sai cách có thể làm tăng nguy cơ bị mưng mủ.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết rạch tầng sinh môn

Một số dấu hiệu dễ nhận biết khi vết rạch tầng sinh môn mưng mủ để mẹ có thể đi khám kịp thời như:

– Bị sốt trên 37,5 độ C.

– Vết rạch tầng sinh môn bị sưng có mủ kèm ra dịch có mùi hoặc màu khác lạ.

– Vết khâu rạch bị sưng đỏ.

– Đau chỗ khâu tầng sinh môn.

– Đi tiểu có cảm giác khó chịu đau rát

vet-rach-tang-sinh-mon-bi-mung-mu
                                Đau chỗ khâu tầng sinh môn là một dấu hiệu dễ nhận biết nhất

Cách xử lý vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ

Ngay sau khi có các biểu hiện nhiễm trùng trên mẹ nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh. Để được các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời tránh để xảy ra tình trạng biến chứng nặng. Đã có không ít trường hợp bị nhiễm trùng nặng, không xử lý kịp thời có thể gây ra những điều đáng tiếc.

Khi vết rạch tầng sinh môn mưng mủ bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm. Nếu đáp ứng thuốc tốt thì có thể sẽ cải thiện tình trạng viêm nhiễm và vết khâu sẽ ổn định lại.

vet-rach-tang-sinh-mon-bi-mung-mu-3
                           Mẹ nên thăm khám bác sĩ kịp thời nếu thấy những dấu hiệu bất thường

Ngoài việc uống thuốc thì mẹ cũng cần kết hợp với việc chăm sóc vệ sinh đúng cách tại nhà.

– Trong 1 tuần đầu sau sinh mẹ nên dùng dung dịch vệ sinh Povidine để rửa vệ sinh và sát trùng vết khâu. Mẹ nên rửa 1-2 lần vết thương mỗ ngày bằng dung dịch này.

– Sau khi đi vệ sinh nên dùng vòi xịt có áp lực vừa phải xịt rửa từ trước ra sau để tránh nước tiểu đọng lại vết khâu.

– Khi sản dịch ra nhiều nên thường xuyên thay băng vệ sinh sau 3-4 tiếng thay 1 lần.

– Sau khi sinh mẹ chỉ nên đi lại nhẹ nhàng tránh vận động mạnh

– Kết hợp chế độ nghỉ ngơi và ăn uống chất dinh dưỡng hợp lý. Giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh tăng cường sức đề kháng.

Hy vọng qua những thông tin trên mẹ đã biết thêm thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết vết rạch tầng sinh môn bị mưng mủ để có thể có hướng điều trị sớm nhất. Để yên tâm nếu có bất thường về sức khỏe sau sinh, mẹ nên tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn kịp thời. 

Xem thêm:
>>> Rách âm đạo khi sinh con: 5 điều bạn cần phải biết

>>> Tổng hợp các bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp và cách điều trị

>>> [Giải đáp thắc mắc] Sau sinh vùng kín có mùi hôi có phải điều bất thường?

 >>> Sinh con xong tàn phá “cô bé” của bạn như thế nào?