Trong quá trình chăm sóc trẻ, từng thay đổi nhỏ trong lịch trình sinh hoạt hay hoạt động của cơ thể bé cũng khiến mẹ lo lắng. Ở giai đoạn sơ sinh, mẹ có thể biết được tình hình sức khỏe của trẻ qua màu sắc phân. Cùng Blogmebimsua.com tìm hiểu màu sắc phân của bé nói lên điều gì?
Màu sắc phân của bé sơ sinh
Trong giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi, bé chưa biết nói và mô tả rõ trạng thái của sức khỏe của bản thân. Do đó, mẹ cần quan sát hoặc nhận biết thông qua một số dấu hiệu mà trẻ biểu hiện ra ngoài như khóc, cáu, gắt,… Trong đó, màu sắc phân của bé là một trong những đặc điểm mẹ nên quan tâm.
Ở giai này, màu sắc và cấu trúc của phân sẽ thay đổi theo từng ngày. Hoặc theo chất lượng của sữa mẹ mà bé bú. Phân đầu tiên sau khi bé chào đời là phân su có màu xanh đen, kết dính đặc. Tiếp đó sau khoảng một vài ngày bú mẹ, màu sắc phần sẽ chuyển dần sang màu xanh đục có độ đặc nhất định. Bởi lúc này, cơ thể của bé đã làm quen dần với các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Sau khoảng 1 tuần, mẹ sẽ nhận thấy phân của bé chuyển dần sang màu nâu vàng. Hình thái phân vẫn có kết cấu đặc dính. Nếu duy trì bú mẹ đều đặn, mẹ sẽ cảm thấy phân màu vàng hoặc màu xanh, kết cấu lỏng. Tuy nhiên, nếu bé bị “đi ngoài hoa cà, hoa cải” phân loãng như nước màu vàng và tần suất đi liên tục. Mẹ cần phải điều chỉnh chế độ ăn của bản thân khoa học để sữa tiết ra khiến cơ thể bé dễ hấp thụ. Ngoài ra, nếu bé uống thêm sữa công thức, phân có thể sẽ chuyển sang màu xanh lá, nặng mùi hơn, cấu trúc đặc hơn so với bú mẹ.
Màu sắc phân của bé từ 6 tháng tuổi trở lên
Đối với các bé từ 6 tháng tuổi, sẽ làm quen dần với việc ăn dặm và tăng dần cấp độ thực phẩm. Các bữa ăn chính, phụ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và được thể hiện rõ ở màu sắc phân của bé. Cấu trúc phân sẽ cứng và nặng mùi do cơ thể bé dần hấp thụ đa dạng dinh dưỡng. Tổng hợp nhiều dưỡng chất từ nhóm vitamin, khoáng chất,… giúp phân bé “đẹp” hơn.
Từ giai đoạn này trở đi, phân của trẻ sẽ chuyển sang màu nâu, vàng và màu sắc phân phụ thuộc nhiều vào màu sắc thực phẩm. Do đó, nếu mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy phân bé chuyển đổi màu sắc đột ngột. Tình trạng này sẽ hết sau một vài lần đi đại tiện và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bé bị đi ngoài, cấu trúc sẽ rất lỏng, màu vàng nhạt, khi đó mẹ cần sử dụng các loại men tiêu hóa hoặc thuốc đặc trị để củng cố men vi sinh đường ruột.
Một số trường hợp màu sắc phân bất thường
Như chúng tôi đã nói, mẹ nên nhìn phân đoán bệnh trẻ. Không nên chủ quan khi màu sắc phân của bé thay đổi liên tục hoặc diễn ra thường xuyên mà không rõ nguyên nhân. Nếu bé đi đại tiện và phân những màu sắc dưới đây mẹ cần phải theo dõi ngay:
- Phân màu xanh lá dài ngày: Đối với trẻ bú mẹ cho thấy chất lượng sữa của mẹ không đạt chuẩn, cơ thể của bé không thích hợp với một số dưỡng chất từ mẹ truyền tới. Mẹ cần phải cải thiện thực đơn. Ngoài ra, nếu đang sử dụng sữa ngoài hoặc đang điều trị thuốc kháng sinh mẹ nên chuyển đổi loại sữa và hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc mà trẻ sử dụng.
- Phân màu đen hoặc chứa máu: Ngoài bị ảnh hưởng bởi màu thực phẩm, rất có thể bé bị chảy máu ruột non hoặc ruột già dẫn đến tình trạng này.
- Phân màu trắng hoặc nhạt màu: Rất có thể bé gặp phải tình trạng bệnh lý về gan. Hoặc ảnh hưởng bởi các loại thuốc uống.
Nếu thấy hiện tượng phân bất thường trong thời gian dài, đi kèm là cấu trúc phân thay đổi quá cứng hay quá lỏng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của trẻ không được tốt. Hệ tiêu hóa hoặc một số cơ quan có vấn đề. Do đó, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, thuốc điều trị dành riêng cho trẻ. Để củng cố và bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé. Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng một số lưu ý sau:
- Nên cho trẻ uống nước thường xuyên
- Tăng chất xơ trong các bữa ăn chính/phụ
- Thay đổi thực đơn dinh dưỡng (Nếu mẹ đang cho bé bú)
- Đa dạng dưỡng chất khi cho bé ăn dặm. Chú ý nhiều hơn đến các loại thực phẩm lành mạnh. Không cho bé ăn quá nhiều đồ chiên, cay nóng.
- Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có gas khiến hệ tiêu hóa khó hấp thụ.
Qua đây, mẹ đã biết được màu sắc phân của bé có ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ. Do đó, mẹ hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng cho bé khoa học giúp trẻ phát triển cân đối, mang đến hệ tiêu hóa khỏe mạnh mẹ nhé!
Xem thêm:
>>> Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao? Bệnh nào nguy hiểm?
>>> Táo bón ở trẻ em: triệu chứng và cách điều trị mẹ nên áp dụng cho trẻ